BẠCH CẬP

  • Tên khoa học: Bletilla striata (Thumb) Reichb,f. Họ  Lan (Orchidaceae).
     
  • Tên khác Common Bletilla Tuber (Anh).
     
  • Bộ phận dùng: Thân rễ, thường vẫn gọi là của cây bạch cập được chế biến khô. Được ghi trong Dược điển VN (1983).

  • Mô tả: Cây bạch cập là cọ, sống lâu năm, có củ mọc như cây tỏi, cao khoảng 90cm. Củ tròn, đưpj hoạc tròn dài, nhiều thịt trắng, đường kinh khoảng 1cm. Thân thẳng không phân nhánh, có 3 – 5 lá mọc so le. Lá mũi mác dài khoảng 18 – 45cm, rộng khoảng 5cm, gân song song. Hoa mọc thành chùm có cuống dài, có khoảng 6 – 12 hoa, 6 cánh màu hồng tía xen lẫn vàng nhạt. quả nang hai đầu hơi nhọn dài độ 3cm, đường kính 1cm.
  • Cây bạch cập mọc hoang ở nhiều vùng, cùng chữa các bệnh về phổi, mụn nhọt, vết thương tích ngã, chém. Liều dùng 5 – 10g. Dùng ngoài đắp lên chỗ bị tổn thương.
  • Thu hái chế biến: Mùa thu đông (tháng 10 -1) đào lấy củ, rửa sạch đất cát, loại bỏ rễ con và phần trên có rễ, đem đồ qua hơi nước, cho tới khi ruột lõi không còn trắng, cạo bỏ vỏ ngoài, phơi khô.

Bạch cập của Việt Nam không có 3 đầu nhọn như Bạch cập của Trung quốc.

  • Công dụng: Theo Đông y, Bạch cập vị đắng ngọt, tính bình, cố sáp (thu liễm) vào Kinh Phế. Có tác dụng bổ phổi, tiêu đờm, cầm máu, thu kín miệng nhọt, vỡ loét, lên da non.
     
  • Liều dùng: Dùng chữa ho ra máu, chảy máu cam. Mỗi ngày 2,5 – 5g sắc uống. Theo Trung Quốc dược dụng thực vật đồ giám, dùng chữa nhiễm bụi silic kết quả tốt.
    • Dùng ngoài da: lượng vừa đủ, nghiền nhỏ đắp vào chỗ đau, chữa bỏng, mụn, nhọt, chân tay nứt nẻ.
    • Lưu ý: Người có chứng thực hóa ở phế vị và người bị ho do ngoại cảm không được dùng.
       
  • Bài thuốc ứng dụng:
    • Bài số 1: Chữa ho lâu năm ra máu, trong đờm có lẫn máu, chữa phế ung, ho thở ra máu đặc: Bạch cập tán nhỏ,, khi sắp dị ngủ thì uống 3g với nước cháo gạo nếp.
    • Bài số 2: Do dao chém: Bạch cập 10g; thạch cao nung 10g; Tán nhỏ, rắc vào miệng vết thương thì cầm máu, kin miệng, chóng lên da non.
    • Bài sô 3: Chữa ép xe ở lưng (hậu bổi), sưng vú, đinh nhọt sưng tấy:

Bạch cập

  1.  

Kim ngân hoa

  1.  

Thiên hoa phấn

  1.  

Xuyên sơn giáp chế

  1.  

Tri mẫu

  1.  

Nhũ hương

  1.  

Tạo giác thích

  1.  

Bối mẫu

  1.  

Bán hạ chế

  1.  
  •  
  •  

Sắc lấy 200ml, thêm ít rượu, uống. Bã thì giã nát với lá cây Phù dung rồi trộn với mật ong bôi, đắp chỗ bị đau.

  • Bài số 4: Bột Bạch cập + tam thất chữa ho lao, đờm ra máu: bạch cập 24g; Tam thất 12g. Tánh thành bột mịn, mỗi lần uống 3g, ngày uống 2 lần với nước ấm.
     
  • Bài số 5: Thang bạch cập, chữa viêm màng phổi, ho ra máu: Bạch cập 9g; Phục linh 9g; Bách hợp 9g; Ý dĩ 15g; Xuyên bối mẫu 4,5g. Sắc uống.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan