CÁC BÀI THUỐC HOẠT HUYẾT – PHẦN 1

Thuốc hoạt huyết có tác dụng hoạt huyết khử ứ, thích hợp với các chứng huyết hành bất sướng (không thư thái) các chứng ứ huyết làm trơ rngại bên trong. Trên lâm sàng thường ứng dụng các loại thuốc hoạt huyết chữa các chứng bệnh của hệ tim mạch, viêm gan mạn tính, xơ gan, tiểu són, di chứng của tai biến não xuất huyết, các bệnh ngoại khoa, viêm các khớp do các loại phong thấp, u bưới, các bệnh phụ khoa, các bệnh ngoại thương (tai nạn)…

Chúng tôi xin giới thiệu một số phương thuốc và phụ giải được sưu tầm và trích dẫn từ Sổ tay phương tế lâm sàng để bạn đọc tham khảo

  1. Đào hồng tứ vật thang – Y tông kim giám

Đương quy

12 g

Xích thược

12 g

Xuyên khung

6 – 12 g

Sinh địa

20 g

Đào nhân

8 – 12 g

Hồng hoa

4 – 12 g

  • Cách dùng: mỗi ngày 1 thang sắc nước chia 2 lần uống trong ngày.
  • Tác dụng: Hoạt huyết điều kinh. Chủ trị phụ nữ kinh nguyệt không đều, thống kinh, đau trước và sau kỳ kinh hoặc hành kinh khó khăn (bất sướng) mà tạo ra máu cục, máu tím đen… hoặc do ứ huyết mà kinh ra quá nhiều và các chứng lâm, lậu lâu ngày…
  • Giải: Phương này là Tứ vật thang gia Hồng hoa, Đào nhân. Tứ vật thang dưỡng huyết hoạt huyết phối ngũ với Đào hòng để phá ứ. Toàn phương có công hiệu khứ ứ sinh tân (vì muốn lương huyết nên bỏ Bạch thược thay bằng xích thược) cho nên chữa được nguyệt kinh bất điếu, thống kinh… do ứ huyết gây ra. Đó là phương thang căn bản để hoạt huyết điều kinh, trên lâm sàng hay gia giảm vận dụng.
  • Gia giảm: Huyết quá nhiệt gia Đan bì, đau bụng gia Huyền hồ sách, do là huyết ứ thường kiêm khí trệ cho nên gia thêm Hương phụ chế, Xuyên luyện tử, Thanh bì…để lý khí khí hành tác huyết hành. Ngoài ra có bài Hồng hoa Đào nhân tiễn gồm các vị Đan sâm, Chế hương phụ, Huyền hồ sách, Thanh bì, Đương quy, Xích thược, Xuyên khung, Sinh địa, Đào nhân, Hồng hoa để trị chứng kinh nguyệt không đều, thống kinh, bế kinh cũng thuộc bản phương gia giảm.
  1. ÔN KINH THANG – Sách Kim quỹ yếu lược

Ngô thù du

2 – 8 g

Đương quy

12 g

Xuyên khung

4 – 12 g

Xích thược

12 g

Đảng sâm

12 g

Quế chi

4 – 8 g

A giao

8 – 12 g

Đan bì

4 – 12 g

Sinh khương

3 lát

Chích thảo

4 g

Bán hạ

6 – 12 g

Mạch đông

12 g

  • Cách dùng: mỗi ngày 1 thang sắc chia uống 2 lần trong ngày.
  • Tác dụng: ôn kinh dưỡng huyết, loạt huyết điều kinh. Chủ trị Phụ nữ bụng dưới lạnh hoặc nhỏ giọt không dứt, đến kỳ không thấy, chiều phát sốt, lòng bàn tay nóng, môi lưỡi khô ráo, lâu ngày không có thai.
  • Giải: Bài thuốc trước đây cho là tễ tiêu biểu cho các thứ thuốc điều kinh, phần nhiều gia giảm vận dụng cốt đạt và pháp, không câu nệ vào phương. Nếu tử cung quá hư hàn thay Quế chi bằng nhục quế, khí trệ thì gia Hương phụ, Ô dược, bụng dưới lạnh đau bụng thì gia Tiểu hồi, Ngải diwwpj sao, Tử thạch anh…để làm ấm thêm dạ con; Đan bì, mạch môn có thể giảm hoặc bỏ; kinh có máu tím thành khối nên bỏ A giao, gia Đào nhân, Hồng hoa để phá ứ, kinh nhỏ giọt . eo lưng nhức mỏi gia thêm Thục địa, ĐỖ trọng, Tục đoạn, Chấn linh đan về bổ can thận, chỉ băng lậu, âm hư nội nhiệt gia Sinh địa , nữ trinh (cây xấu hổ) cỏ nhọ nồi để dưỡng âm và bỏ Ngô thù, Quế chi, Sinh khương, Bán hạ.
  1. SINH HÓA THANG – Truyền thanh chỉ nữ khoa.
  • Thành phần gồm các vị Đương quy 32g; Xuyên khung 12g; Đào nhân 14 hạt; Bào khương 2g; Xích thảo 2g;
  • Cách dùng: Lượng trên ngày 1 thang sắc nước chia làm 2 lần uống trong ngày.
  • Tác dụng: Hoạt huyết tiêu ứ. Chủ trị sản hậu, máu xấu không ra, đau bụng.
  • Giải bài thuốc: Đương quy, Xuyên khung hoạt huyết, Đào nhân khử ứ, Bào khương tán hàn hành ứ; Cam thảo ôn trung tiêu, giảm đau. Thuốc giản dị mà công hiệu lớn dùng chữa phụ nữ sau khi đẻ, máu xấu không ra, do ứ máu mà đau rất là hợp. Vì huyết ứ được khứ mà huyết mới được sinh (khứ ư sinh tân) cho nên gọi là sinh hóa thang. Nhưng không thể coi là thuốc hậu sản tức là không thể coi phương này là thuốc dưỡng huyết điều lý sau sinh.

Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan