CÁC BÀI THUỐC CHỈ HUYẾT – phần 2
Thuốc chỉ huyết chủ yếu do thuốc lương huyết hợp thành, ở đây các vị thuốc đều thích hợp chữa các chứng khạc huyết, thổ huyết, nục huyết (chảy máu mũi), niệu huyết, tiện huyết băng lậu (chảy máu dạ con), xuất huyết dưới da (tử banh).
Nguyên nhân của các chứng xuất huyết, tuy phần lớn do huyết quá nhiệt nhưng cũng có khi do âm hư hỏa vượng, khí không nhiếp được huyết, tỳ bất thống huyết…dẫn đến chứng ấy. Do đó thuốc chỉ huyết thường hay phối ngũ với các vị thuốc thanh hỏa, dưỡng âm, bổ khí huyết, ôn dương, kiện tỳ để đối phó với các nguyên nhân sai khác ấy. Cũng có khí do ứ huyết nội trở, huyết bất tuân kinh cũng gây chảy máu được. Chỗ đã xuất huyết thường hay sinh ứ. Nếu ứ huyết ấy không được trừ, thì chứng chảy máu khó mà cầm được. Do vậy thuốc chỉ huyết còn hay phối ngũ các vị thuốc hoạt huyết hóa ứ nữa, vì vậy có nhiều loại thuốc cầm máu, lại có nhiều loại thuốc hoạt huyết. Chỉ huyết do vậy vừa có công năng cầm máu vừa có công năng hoạt huyết. Chỉ huyết và hoạt huyết là tương phản mà tương thành (mâu thuẫn hỗ că hay dĩ hành vi chỉ)
Chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc một số bài thuốc chỉ huyết được tổng hợp và sưu tầm từ sổ tay phương tễ để bạn đọc tham khảo.
- HÒE HOA TÁN – Bản sự phương
- Thành phần gồm các vị: Sao hòe hoa 12g; Sao trắc bá 12g; Kinh giới sao đen 12g; Chỉ xác sao 12g.
- Cách dùng: Nguyên là thuốc bột, có thể dùng thang sắc nước chia 2 lần uống trong ngày.
- Tác dụng: thanh đại trùng thấp nhiệt, chỉ huyết lý khí. Chữa chứng bệnh Đại tiện ra máu, hoặc phân có lẫn máu. Sang trĩ chảy máu tươi và hồng.
- Giải: Hòe hoa thanh đại tràng thấp nhiệt là vị thuốc chủ yếu trị đại tiện ra máu. Thêm 2 vị Trắc bá, Kinh giới đều có tác dụng cầm máu (kinh giới phải sao đen), Trắc bá để liễm vào, Kinh giới để thanh sơ hỗ tương phối hợp lại gia Chỉ xác khoan trường, hành khí làm máu chóng cầm. Nếu thấp nhiệt lưu trệ, phương này kém tác dụng, cần phỗi ngũ thêm thuốc khác chữa tiện huyết, trĩ sang mới hay.
- HOÀNG THỔ THANG – KIM QUỸ YẾU LƯỢC
Chích thảo |
6 – 8 g |
Thục địa khô |
12- 20 g |
Bạch truật |
12 g |
Bào phụ tử |
4 – 12 g |
A giao |
12 g |
Hoàng cầm |
12 g |
Đất lòng bếp |
40 g |
|
|
- Cách dùng: Ngày 1 thang sắc với nước, chia làm 2 lần uống trong ngày.
- Công dụng: Ôn dương, kiện tỳ, chỉ huyết. Chữa các chứng Đại tiện hạ huyết hoặc thổ huyết, băng lậu màu máu đen nhạt, tay chân không ấm, sắc mặt vàng tối, rêu lưỡi và chất lưỡi trắng nhợt. mạch trầm tế vô lực.
- Giải: Phương này tiêu biểu cho các tễ ôn dược chỉ huyết. Đât lòng bếp ôn trung khòa vị, sáp tràng cố hạ, có tác dụng chỉ thổ, chỉ tả và chỉ huyết. Gọi là tam chỉ chủ dược. Phụ tử, bạch truật ôn dương kiện tỳ; Thục địa, A giao tư âm, dưỡng huyết, nên thích hợp chữa chứng tỳ dương không mạnh không nhiếp được huyết, huyết hãm ở trong mà dẫn đến tiện huyết không cầm. ôn dương tất dùng Phụ tử tính ấm, phối ngũ địa hoàng, a giao, tư âm dưỡng huyết; Cam thảo cam hoãn hòa trung, lại cương nhu tương tế (cứng mềm dựa vào nhau) oon dương mà không thương âm, tư âm mà không phạt tỳ của Trương trọng Cảnh. Đối với các huyết chứng phản đã có biểu hiện tỳ dương hư hàn, dùng bài này nhất định có công hiệu.
- Gia giảm: Trên lâm sàng hay dùng phương này. Nếu tỳ vị hư hàn, ăn uống không thấy ngon, Trung quản bí mãn, muốn nôn, thích uống nước nóng, sợ lạnh, đại tiện nhão mà đi tiểu nhiều lần có thể gia Bào khương than, Hoàng cầm sao cháy để giảm tính khổ hàn, lấy Mạch đông tính cam nhuận mà chế ước; Bạch truật, Phụ tử, Can khương có tính tân táo. Nếu có chứng trung khí hạ hãm xuất hiện tay chân mềm yếu, tinh thần bải hoải, ngắn hơi, bụng chướng nên phối hợp với bài này với Bổ trung ích khí thang gia giảm mà trị. Nếu tỳ thận lưỡng hư, xuất hiện cả eo lưng đau mỏi, chi dưới mềm yếu, tiểu tiện trong dài thì bỏ Hoàng cầm gia Nhục quế, bổ cốt chỉ mà gia mạch đông để khỏi tổn thương âm khí.
Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp