LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG – NHẬN BIẾT VÀ LƯU Ý

 

LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG – NHẬN BIẾT VÀ LƯU Ý

 

Đau dạ dày là khái niệm thường được mọi người hay sử dụng để chỉ cảm giác đau vùng dạ dày hoặc vùng bụng nói chung giống, trên thực tế đau dạ dày (như mọi cảm giác đau khác là biểu hiện của một bệnh lý nào đó) ở đây là dấu hiệu có liên quan đến loét dạ dày tá tràng.

Hình ảnh viêm loét dạ dày tá tràng

Loét dạ dày tá tràng là một bệnh thường gặp trên thế giới nhất là những nước phát triển. Loét dạ dày tá tràng được coi là tình trạng loét cục bộ niêm mạc dạ dày gây ra bởi axít Chlorhydrique và pepsine. Về độ loét sâu do sự mất chất vượt quá lớp niêm mạc khác với loét nông chỉ tổn thương loét trợt và thường là trong loét cấp. Với các đặc điểm riêng tùy thuộc vào ổ loét, loét dạ dày và tá tràng ít phối hợp với nhau. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh hiện nay vẫn chưa hoàn toàn được xác định đầy đủ, trong đó vai trò của vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) ngày càng được khẳng định.

Loét dạ dày sâu là một bệnh mãn tính, diễn biến có tính chu kỳ. Tổn thương thường là một ổ loét nhưng cũng có thể là 2 đến 3 ổ loét. Vị trí hay gặp là ở bờ cong nhỏ, hang vị, môn vị và hành tá tràng.

Bạn được coi là có dấu hiệu của loét dạ dày tá tràng nếu bạn có một số triệu chứng biểu hiện lâm sàng sau:

  1. Trên lâm sàng:
     
    1. Thể điển hình:
  •  Đau bụng vùng thượng vị (ngay dưới xương ức) và là triệu chứng chính.
  • Đau âm ỉ, có cảm giác bỏng rát hoặc đau quặn.
  • Đau có tính chất chu kỳ trong ngày và trong năm: Những dấu hiệu phát hiện sớm của loét dạ dày tá tràng: Với loét   hành tá tràng: đau theo nhịp bữa ăn: đau khi đói, ăn vào đỡ đau; Với loét dạ dày: đau sau khi ăn vài giờ.
  • Đợt đau kéo dài vài tuần rồi hết, vài tháng thậm chí cả năm sau lại xuất hiện một đợt đau. Càng về sau thì tính chu kỳ mất dần và đau tăng dần và liên tục.
  • Ngoài ra ợ hơi, ợ chua, đầy bụng cũng là dấu hiệu được ghi nhận.
  • Khi có biến chứng chảy máu nhiều người bệnh có thể nôn ra máu hoặc đi ngoài ra phân đen.
  • Trong cơn đau có thể sờ thấy co cứng vùng thượng vị ngoài ra không có dấu hiệu gì đặc biệt.

    2. Thể không điển hình: là người bệnh không có dấu hiệu rõ ràng nào, tiến triển bệnh trong im lặng (chiếm khoảng 20% số người bệnh) cho đến khi bệnh đột ngột xảy ra biến chứng với tình trạng đau và chảy máu tiêu hóa, thủng ổ loét, thủng dạ dày.

  1.  Ngoài các dấu hiệu như trên các xét nghiệm chẩn đoán cận lâm sàng cũng rất quan trọng: Nội soi dạ dày tá tràng thấy hình ảnh ổ loét, có thể làm sinh thiết nuôi cấy kiểm tra tìm HP; Chụp X- Quang dạ dày…

Những dấu hiệu trên có thể giúp các bạn nhìn nhận và đánh giá về tình trạng bệnh của bản thân, tuy nhiên có rất nhiểu bệnh lý khác có dấu hiệu tương tự như đầy bụng khó tiêu do thực phẩm không sạch hoặc tình trạng viêm đại tràng co thắt cũng có kết quả tương tự. Tình trạng ợ chua, có thể chưa phải là loét dạ dày nhưng nó lại là cảnh báo về nguy cơ trào ngược dạ dày nếu tần suất trào người lớn (hàng tuần thậm chí hàng ngày) gây viêm họng mãn tính và tiềm ẩn nguy cơ ung thư thực quản nếu không  được điều trị sớm.

Do vậy, khi có các dấu hiệu như trên bạn hãy nên đến cơ sở y tế có uy tín để khám và điều trị sớm.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan