TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY – NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ ĐIỀU TRỊ

 

Trào ngược dạ dày

 

Trào ngược dạ dày thực quản bệnh hay gặp hiện nay, với nhiều đấu hiệu dễ bị bỏ qua cho đến khi có nhiều tai biến, doa vậy, bài viết này sẽ cung cấp thêm một số thông tin về bệnh.

Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản là một thuật ngữ dùng cho các triệu chứng hoặc tổn hại các mô do dòng trào ngược các dung lượng dạ dày (thường acid) đi vào thực quản gây ra. Bệnh này thường gặp với khoảng 1/3 số những người lớn nhận là bị ợ nóng từng thời kỳ và 10% than phiền về triệu chứng hàng ngày.

Có nhiều nhân tố tham gia vào bệnh trào ngược dạ dày – thực quản:

  1. Thiểu năng cơ thắt thực quản dưới, trào ngược thường xảy ra tự phát ngay khi nghỉ, khi bụng căng hoặ khi nâng người hay cúi thấp.
  2. Tác động kích thích của các chất trào ngược: tổn hại niêm mạc, ăn mòn thực quản, trong một số trường hợp dòng trào ngược này gồm cả dịch tụy và dịch mật.
  3. Hệ số thanh thải thực quản bất thường: do quá trình nhu động của thực quản không thường xuyên dẫn đến chất chảy ngược acid không được đẩy lui, gây ra tình trạng tiếp xức acid lâu dài của thực quản.
  4. Sự ứ trệ tại dạ dày sau khi ăn do liệt nhẹ dạ dày hoặc một phần của đường ra dạ dày, các yếu tố này tham gia ngược vào quá trình trào ngược.

Như vậy, nguyên nhân gây ra trào ngược rất đa dạng, khó năm bắt chính xác một nguyên nhân nào. Vậy làm thế nào nhận biết được chúng ta đã mắc trào ngược dạ dày? Sau đây là một số dấu hiệu:

  1. Ợ nóng: là dấu hiệu điển hình của trà ngược, thường xảy ra sau bữa ăn và khi ngồi tựa ra phía sau. Tuy nhiên mức độ ợ nóng không liên quan đến mức độ năng hay nhẹ của tổn thương, đôi khi  người tổn thương nặng lại hầu như không có triệuchứng nào.
  2. Đắng hoặc chua miệng: Ngoài ợ nóng người bệnh còn có thể có đắng miệng hoặc có vị chua do dịch tụy hoặc mật trào ngược.
  3. Khó nuốt: Một dấu hiệu nữa là người bệnh có thể có tình trạng khó nuốt, thường là do nhu động bất thường hoặc biến chứng phát triển như chít hẹp thực quản hoặc dị sản Birret.
  4. Các dấu hiệu không điển hình: hen suyễn, viêm thanh quản mãn tính, ho mãn tính, hoặc đau ngực không điển hình (không do tim).

Một số biến chứng có thể gặp:

  1. Thực quản Barrett: là tình trạng biểu mô bình thường của thực quản được thay thế bằng  biểu mô dị sản. Đây là hệ quả của trào ngược dạ dày, không có các dấu hiệu đặc trưng. Thực quản Barrett có thể có biến chứng là hình thành chỗ chít hẹp hoặc loét sâu, có thể xuất huyết. Biến chứng nặng nhất là ung thư thực quản.
  2. Chít hẹp tiêu hóa: biểu hiện tăng dần của khó nuốt thức ăn từ loãng tới đặc, kéo dài nhiều năm, ợ nóng giảm đi, do chít hẹp chăn dòng trào ngược. Các chỗ chít hẹp ở trên mức độ này thường do có dị sản Barrett.

Để điều trị bệnh này có thể giải quyết từng bước như sau:

  1. Thay đổi lối sống: Người bệnh phải tránh các thực phẩm ảnh hưởng đến cơ thắt thực quản: không sử dụng thức ăn rắn, nhiều dầu mỡ, các chất kích thích như cà phê, rượu ( nhất là vang đỏ và rượu mạnh), các sản phẩm cà chua, nước cam quýt, đồ uống cô là, sôcôla. Không nên để mình rơi vào tình trạng béo phì.
  2. Không ăn quá no; không nằm sau khi ăn (với người bệnh này ít nhất là 3h sau ăn); Kê cao đầu gường khoảng 15cm để tăng sự thanh thải của thực quản trong khi ngủ.
  3. Sử dụng các thuốc theo chỉ định của thày thuốc hoặc phải thực hiện phẫu thuật nếu có biến chứng nặng. Một số thuốc trong điều trị các bệnh khác cũng gây ra trào ngược nên khi sử dụng cần tham khảo ý kiến thày thuốcví dụ như thuốc tránh thai, các thuốc an thần, các thuốc giảm đau như Aspirin hoặc kháng viêm không steroid.

Những kiến thức cung cấp trên đây giúp các bạn có cái nhìn toàn diện về hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản, khi có dấu hiệu nghi ngờ bạn hãy đến cơ sở uy tín để thăm khám và điều trị.

Bệnh này là bệnh suốt đời ở phần lớn các bệnh nhân. Người bệnh trong trường hợp này nên chú ý đặc biệt đến chế độ sinh hoạt và thói quen sử dụng thực phẩm của bản thân để có thể giữ gìn và cải thiện tình trạng sức khỏe của dạ dày.

  • Tài liệu tham khảo: Chẩn đoán và điều trị trong y học hiện đại – Tinerney, McPhee, papadakis và  nhiều tác giả - NXB Y học - 2001.

Xem thêm: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe dạ dày Tịnh Vị Linh

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan