UNG THƯ DẠ DÀY

Ung thư dạ dày là dạng ung thư đứng đầu trong các dạng ung thư đường tiêu hóa. Mặc dù tỷ lệ tử vong trong nhiều chục năm qua có giảm nhưng so với các dạng tử vong khác vẫn còn cao.

Ở Việt nam tỷ lệ người mắc ung thư dạ dày cũng có xu hướng thay đổi theo chiều hướng tăng do thói quen ăn uống, sinh hoạt đặc biệt là đối với những đối tượng có điều kiện sống thấp.

Về mặt giải phẫu, ung thư dạ dày thuộc loại Adenocarinomas (chiếm tới 85%), có thể chia làm hai loại:

  • Loại rột non: Là loại hay gặp; do tế bào tăng sinh có cấu trúc ống dạng tuyến. Loạn sản tuyến chính là đặc trưng của dạng  này. Loạn sản dạng này có thể xảy ra trên nền viêm dạ dày mạn. Cũng phổ biến đối với dạng bệnh có tổn thương loét, hay gặp ở bờ cong nhỏ dạ dày, thường có giai đoạn tiến triển thành ung thư kéo dài.
  • Loại lan tỏa: Tế bào tăng sinh thâm nhiễm thành  từng màng làm tăng vách dạ dày. Loại này tiên lượng xấu vì tiến triển nhanh và di căn sớm

Một số yếu tố nguy cơ:

  • Thường gặp ở bệnh nhân có viêm, loét dạ dày mạn tính với mức độ loạn snr nặng. Khoảng 10% tiến triển thành ung thư sau 5 đến 15 năm.
  • Có viêm teo dạ dày mạn tính
  • Có u tuyến dạ dày.
  • Có polip dạng tuyến có tính gia đình (di truyền).
  • Viêm dạ dày mạn tính vùng hang vị, viêm teo tuyến, loét dạ dày có yếu tố HP.
  • Sau phẫu thuật ắt dạ dày có nguy cơ gây ung thư vùng nối sau khoảng 15 – 20 năm.
  • Thiếu máu ác tính ở người già.
  • Viêm dạ dày phì đại.
  • Thường xuyên sử dụng trong tời gian dài những thức ăn có chứa nhiều muối, bảo quản bằng muối, hun khói sáy khô có nồng độ nitrảt cao.
  • Không ăn hoặc ăn ít trái cây, rau tươi.
  • Sử dụng thuốc lá thời gian dài;
  • Tình trạng kinh tế xã hội kém phát triển, đời sống thấp, khả năng nhiễm khuẩn cao.

Một số yếu tố có thể nghi ngờ như: polip tăng sản, polip tuyến vùng đáy vị; Loét dạ dày lành tính…

Các dấu hiệu trên lâm sàng giúp nhận biết:

  • Giai đoạn sớm: thường không có triệu chứng, còn lại thấy có triệu chứng của loét:
    • Nôn, buồn nôn, chán ăn, giảm khẩu vị.
    • Đau bụng, xuất huyết dạ dày, giảm cân, khó nuốt.
  • Giai đoạn tiến triển:
    • Sút cân nhanh (60%).
    • Nôn, buồn nôn, chán ăn, cảm giác nặng tức sau ăn.
    • Đau tức vùng thượng vị, đôi khi có cơn đau loét.
    • Có thể có sốt.
    • Chảy máu dạ dày với biểu hiện thiếu máu nhược sắc.
    • Khó nuốt với ung thư thể cao.
    • Có thể sờ thấy khối u ở vùng thượng vị.
  • Ngoài các triệu chứng cơ năng hay khám thực thể rất cần cá xét nghiệm cận lâm sàng giúp chẩ đoán đúng tình trạng bệnh như: sinh thiết tế bào, nội soi…

Đối với những bệnh có liên quan đến dạ dày nếu được phát hiện và điều trị sớm thì nguy cơ tiến triển thành ung thư sẽ giảm, nếu có biến chứng ung thư thì việc phát hiện sớm sẽ có cơ hội được điều trị khỏi và kéo dài thời gian sống sẽ tăng lên.

Các biện pháp điều trị hiện nay vẫn chủ yếu dựa vào hóa trị và xạ trị cũng như là phẫu thuật cắt bỏ 1 phần hay toàn bộ dạ dày tùy theo vị trí tổn thương và mức độ nặng của bệnh.

Như vậy, dấu hiệu nhận biết ung thư dạ dày là rất quan trọng song lại dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác nữa vì vậy việc thường xuyên kiểm tra sức khỏe của mình là rất quan trọng, không nên bỏ qua các dấu hiệu tưởng rất đơn giản trên đây.

  • Tài liệu tham khảo: Chẩn đoán và điều trị y học hiện đại – NXB y học - 2001

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.​

Bài viết liên quan