SỨC KHỎE VÀ THỰC PHẨM CÂN BẰNG

I. Tổng quan

Chế độ ăn uống không hợp lý có thể dẫn tới nhiều loại bệnh tật khác nhau. Chúng ta thường chỉ nhận ra điều này khi cơ thể đã mắc bệnh. Ngày nay thực phẩm chế biến đã dần thay thế thực phẩm sạch từ tự nhiên. Quá trình này cùng với quá trình tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu đạm và chất béo đã đẩy nhanh sự đồng hóa, khiến cơ thể phải hoạt động liên tục, nhanh chóng bị lão hóa, sinh ra nhiều bệnh tật khác nhau. Đã đến lúc cần thay đổi quan niệm về chế độ ăn uống hợp lý để có một cơ thể khỏe mạnh.

Bài này chia làm 3 phần: nguyên tắc trong ăn uống; lựa chọn thực phẩm và những điều nên làm và nên tránh cho sức khỏe của bạn được rút ra từ cuốn sách: “Nước quả ép chữa bệnh” của tác giả Bernard Jensen.

1. Nguyên tắc chung trong ăn uống:

- Không dùng nhiều thực phẩm chiên với dầu ở nhiệt độ cao. Thực phẩm chiên có giá trị dinh dưỡng thấp, phá hủy chất lecithin kiểm soát chứng béo phì, khiến cho món ăn khó tiêu hơn. Nhiệt độ cao trong quá trình chế biến sẽ làm thay đổi thành phần hóa học trong thức ăn, tăng cholesterol máu và tăng nguy cơ về các bệnh tim mạch.

- Không nên ăn khi chưa thấy thực sự đói: Thông thường chúng ta ăn là do đến bữa ăn chứ chưa hẳn đã đói. Nên tạo thói quen ăn uống khi cơ thể có nhu cầu.

- Không nên ăn quá no vì điều này không có lợi cho sức khỏe.

- Nhai kỹ trước khi nuốt sẽ giúp bạn tăng chức năng của hệ tiêu hóa, cơ thể sẽ hấp thu được nhiều dinh dưỡng hơn.

- Khi cảm thấy mệt mỏi, sốt hay cảm lạnh mà không đói hãy nghỉ ngơi, hạ sốt ngay, giữ ấm cơ thể không nên ăn vào quá nhiều sẽ làm cơ thể nhanh chóng phục hồi hơn.

2. Nguyên tắc trong lựa chọn thực phẩm cân bằng trong mối liên hệ với sức khỏe

- Nên chọn thực phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên, tươi sạch, không bị dập nát hư hỏng. Thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, an toàn và tốt cho sức khỏe hơn thựcphẩm có dùng chất bảo quản, chất nhuộm hay tạo màu cũng như bất kỳ chất tạo màu bằng chất hóa học nào.

- Hãy xây dựng thực đơn của bạn với khoảng 60% là thực phẩm tươi sống vì loại thực phẩm này cung cấp nhiều hơn các vitamin, muối khoáng, enzyme và các chất cần thiết khác cho sự sống.

- Hãy dùng sáu phần rau (6), hai phần quả (2), một phần tinh bột (1) và một phần chất đạm (1) cho thực đơn mỗi ngày. Cách kết hợp này sẽ tạo ra sự cân bằng giữa các loại thực phẩm với nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của bạn.

- Nên dùng thực phẩm với 80% chất kiềm và 20% là acid. Với công thức 6-2-1-1 nói trên sẽ giúp cơ thể quân bình lượng acid và bazơ trong mãu do đó duy trì ổn định hằng tính nội môi.

- Thường xuyên thay đổi thực phẩm dùng trong thực đơn hàng ngày. Việc này giúp cung cấp đa dạng các loại chất dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu khác nhau của từng cơ quan trong cơ thể, đồng thời lại làm cho việc ăn uống không trở nên nhàm chán. Thức ăn đa dạng giúp chúng ta có cơ hội tiếp nhận nhiều loại vitamin và vi chất khác nhau giúp tránh nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng.

- Nên ăn uống một cách điều độ. Những người khỏe mạnh luôn giữ được trọng lượng cơ thể ở mức trung bình trong cả cuộc đời. hãy quan tâm kiểm soát khẩu phần ăn của mình, tập thói quen ăn uống điều độ và biết dừng lại đúng lúc. Không nên để: “vòng eo to ra, vòng đời ngắn lại”.

- Không nên chỉ ăn toàn chất đạm và tinh bột, trong các bữa ăn của bạn nên chú ý đa dạng các loại thực phẩm, không nên chỉ chú trọng protein và tinh bột. hãy dùng nhiều rau quả hơn vì sức khỏe của chính mình. Rau quả nên dùng đồ tươi thì tốt hơn đồ được sấy khô. Cũng không nên bảo quản rau quả tươi quá lâu trong tủ lạnh; Bạn có thể dùng nước ép rau quả ép hay một số chè thảo mộc nhưng không nên uống lạnh vì cản trở quá trình tiêu hóa.

- Hãy uống vừa đủ nước, trong rau quả có chứa nhiều nước tuy nhiên cũng nên bổ xung cho đủ song không nên lạm dụng, dùng quá nhiều nước cũng không phải là hay đặc biệt là các loại nước có chứa ga hay đồ uống công nghiệp.

- Thức ăn nên nấu ở nhiệt độ thấp, dùng phương pháp chưng cất, hấp cách thủy, nấu ít hoặc không dùng nước và không nên đun kỹ sẽ dễ làm phân hủy các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.

- Các loại thịt và đồ ăn nướng không nên dùng quá 3 lần 1 tuần. Các bạn nên thay thể các loại thịt từ động vật bằng các loại thực phẩm giàu đạm có nguồn gốc thực vật vừa cân bằng lượng protein vừa tốt cho cơ thể.

3. Những điều nên làm và nên tránh cho sức khỏe của bạn

Hãy học cách chấp nhận bản thân và bằng lòng với những gì mình có, cuộc sống của bạn sẽ dễ chịu hơn, đầu óc không phải làm việc nhiều, cơ thể theo đó cũng khỏe hơn.

- Không nên chỉ biết chỉ trích và lên án người lỗi lầm của người khác. Hãy cho họ một cơ hội sửa đổi lỗi lầm.

- Hãy học cách khoan dung và độ lượng, hãy quên đi những điều không vui trong cuộc sống, giải phóng đầu óc của chính mình.

- Hãy biết ơn những người tốt bụng và giúp đỡ những người cần tới mình.

- Hãy tập cho mình một lối sống điều độ để tránh những biểu hiện thái quá gây quá tải cho cơ thể.

- Đừng nghĩ nhiều, nói nhiều đến tình trạng bệnh tập hay rủi ro của cơ thể.

- Nói chuyện “ngồi lê đôi mách” là một thói quen xấu, dần dẫn những chuyện xấu xa sẽ chiếm lĩnh tâm hồn của bạn.

- Hãy học cách làm thế nào để trở thành người tốt hơn, hãy học cách suy nghĩ tích cực với phỏng đoán lạc quan hơn.

- Hãy tập luyện mỗi ngày giúp cho xương sống và các khớp nối luôn linh hoạt, cơ bụng rắn chắc và buồng phổi khỏe mạnh.

 - Không nên sử dụng rượu bia, thuốc lá, chúng sẽ vắt kiệt cơ thể của bạn.

 - Nếu có thể hãy đi ngủ sớm trước 9h tối và dậy lúc 5h sáng. Ngủ sớm cho cơ thể bạn được nghỉ ngơi và dậy sớm để hấp thu không khí trong lành lúc ban mãi sẽ giúp cơ thể bạn thực sự thoải mái và sảng khoái.

KHUNG GIỜ VÀNG ĐI NGỦ ĐỂ GIÚP CƠ THỂ KHỎE MẠNH

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan