HEN PHẾ QUẢN

Hen phế quản là một trong những bệnh lý đường hô hấp có xu hướng tăng ở hầu hết các nước hiện nay do ô nhiễm môi trường... Bệnh chiếm tỷ lệ hàng đầu trong các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến học tập và sinh hoạt trẻ em và là một trong những những lý do gây nghỉ làm ở người lớn.

  1. Khái niệm: Hen phế quản là bệnh viêm niêm mạc phế quản mạn tính làm tăng phản ứng của phế quản thường xuyên với nhiều tác nhân kích thích dẫn đến co thắt cơ trơn phế quản, mức độ co thắt phế quản thay đổi nhưng có thể tự phục hồi hoặc phục hồi sau khi dùng thuốc giãn phế quản.
  2. Nguyên nhân chủ yếu: tiền đề chính là người bệnh là người có cơ địa dị ứng. Ngoài ra chịu sự tác động của nguyên nhân gây bệnh và yếu tố kích thích xuất hiện triệu chứng; hay còn chia thành 2 nhóm yếu tố cá nhân và yếu tố môi trường
    1. Yếu tố cá nhân:
      1. Gen: là một trong những yếu tố đã được khẳng định nhưng còn phức tạp về cơ chế.
      2. Béo phì: là yếu tố trung gian gây hen phế quản.
      3. Giới: trẻ nam thường mắc hơn trẻ nữ nhưng ngoài 20 tuổi nữ giới lại có xu hướng tăng cao hơn nam.
    2. Yếu tố môi trường:
      1. Dị nguyên: có nhiều dị nguyên là nguyên nhân gây hen kịch phát như bụi nhà, lông chó, mèo,; các dị nguyên khác như phấn hoa, nấm mốc.
      2. Nhiễm vi khuẩn và virút.
      3. Môi trường làm việc ô nhiễm hoặc chứa các yếu tố kích thích cơn hen dù có thể được coi là không ô nhiễm khói bụi).
      4. Khói thuốc lá là yếu tố có nguy rất cao.
      5. Thức ăn: một số loại thức ăn có khả năng gây dị ứng cũng có thể gây hen cao: tôm, cua, hải sản
      6. Các thuốc gây dị ứng hoặc gây sốc như kháng sinh, vaccine…


  3. Sinh lý bệnh và cơ chế bệnh sinh: hen phế quản với sự tham gia của nhiều loại tế bào và các chất trung gian hóa học dẫn đến thay đổi về sinh lý bệnh học đường hô hấp: như hẹp lại, thay đổi cấu trúc đường dẫn khí và tăng tính phản ứng của phế quản.
  • Viêm mạn tính đường hô hấp: có vai trò của tế bào mast ở niêm mạc đường hô hấp gây ra tình trạng co thắt phế quản; vai trò của bạch cầu ưa acid làm tăng trưởng và tham gia vào quá trình thay đổi cấu trúc đường dẫn khí…
  • Đường dẫn khí bị hẹp là hậu quả của tình trạng viêm nhiễm: nguyên nhân do co thắt cơ trơn phế quản; phù nề đường dẫn khí, thay đổi cấu trúc đường dẫn khí; tăng tiết chất nhày, tạo thành nút nhày phế quản.
  • Thay đổi cấu trúc đường dẫn khí: do viêm nhiễm kéo dài: làm dày lướp màng đáy niêm mạc, tăng sinh và phì đại cơ trơn, mạch máu giãn, các tuyến nhày tăng tiết. Những nguyên nhân này làm tăng mức độ tắc nghẽn và tăng tính phản ứng đồng thời làm giảm khả năng đáp ứng với điều trị.
  • Tăng tính phản ứng của phế quản: Co thắt quá mức của cơ trơn; thành phế quản dày lên, thần kinh nhận cảm tăng kích thích…
  1. Triệu chứng: có thể nghĩ đến Hen phế quản với các triệu chứng sau:
  • Trước tiên người bệnh có hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, ho khan, buồn ngủ.
  • Xuất hiện cơn khó thở: lúc đầu khó thở chậm, có tiếng khò khè, sau khó thở tăng dần. Cơn khó thở có thể kéo dài 5 – 15 phút thậm chí hàng giờ, vã mồ hôi. Kết thúc cơn khó thở người bệnh thường có ho và khạc đờm trong và quánh dính.
  • Có tiếng thở rít (khò khè): tiếng rít âm sắc cao.
  • Người có tiền sử: ho tăng về đêm; có tiếng rít khi thở, đã từng có khó thở và tái phát; nặng ngực (hoặc cảm giác bó nghẹt lồng ngực) nhiều lần nay gặp cơn khó thở xuất hiện.
  • Người có các triệu chứng có thể xuất hiện hoặc nặng lên khi gắng sức; có nhiễm virút; tiếp xúc với lông thú, bụi nhà, khói thuốc và phấn hoa…

Cũng cần phân biệt với một số bệnh có triệu chứng tương tự: hen tim, trào ngược dạ dày thực quản; bất thường hoặc tắc đường hô hấp, rò thực – khí quản; Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hoặc hội chứng tăng thông khí.

  1. Các thể của Hen phế quản:
  • Hen ngoại sinh: ở trẻ em và người trẻ, có tiền sử gia đình và bản thân về các bệnh dị ứng, cơn hen hay xảy ra có liên quan tới tiếp xúc dị nguyên.
  • Hen nội sinh: thường ở người lớn, không có tiền sử gia đình và bản thân về bệnh dị ứng, hen thường xảy ra do có liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp.
  • Bảng Phân loại mức độ nặng nhẹ của bệnh Hen phế quản
  • Bảng phân loại mức độ nặng của cơn hen phế quản
  1. Biến chứng:
  • Cấp tính:
    • Tràn khí màng phổi do vỡ phế nang gây suy hô hấp cấp dễ tử vong.
    • Tràn khí trung thất; có thể suy tim cấp hoặc hội chứng tim – phổi.
    • Xẹp phổi do tắc khu trú một đoạn phế quản.
    • Có thể tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
  • Mạn tính:
    • Biến dạng lồng ngực: xương ức tụt xuống hoặc nhô lêm; lòng ngực hình thùng.
    • Suy hô hấp mạn tính.
    • Tâm phế mạn.

Với những triệu chứng và tai biến có thể xảy ra, người bệnh Hen và người nhà cần có sự theo dõi và kiểm tra thường xuyên sức khỏe và tuân thủ việc dùng thuốc hợp lý; tránh xa những nguồn có nguy cơ kích thích cơn hen.

Người bị Hen phế quản cần theo dõi  sức khỏe của chính mình, biết các triệu chứng và hướng xử lý; tìm kiếm sự giúp đỡ từ thày thuốc nếu cần.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan