CÁC LOẠI RAU LÀM THỰC PHẨM – VỊ THUỐC – PHẦN 13

TỎI

Tỏi còn gọi là đạ toán, toán đầu, hồ toán, độc toán. Là thân vảy của cây tỏi (Allium sativum) thực vật thuộc họ Hành (Allidaceae). Tính ôn, vị đắng. Thành phần chính gồm có: albumin 44%; chất bột 23%, vitamin B1, B2, C… Là laoị kháng sinh tự nhiên. Tác dụng diệt khuẩn của tỏi là hàng đầu, trong đó vỏ tía và dầu tỏi là tốt nhất. Tỏi còn giàu nguyên tố vi lượng selen. Selen là một hóa chất chống oxy hóa, chống lão suy. Ăn tỏi thường xuyên có thể phòng bệnh cơ tim, bệnh tim, huyết áp cao, trúng phong, thiếu máu, phòng chống ung thư. Thu hoạch vào mùa thu, khi tỏi đã rụng lá, phơi khô trong râm, vỏ ngoài khô là bảo quản được.

Tác dụng: hành khí huyết, ấm tì vị, tiêu đờm giải độc, sát trùng tiêu tích. Chủ yếu dùng cho ăn không tiêu, bụng lạnh đau, viêm ruột kết lị, nhọt độc, bạch tạng nhọt đầu; rắn, sâu cắn; phòng cảm cúm. Còn có hạ thấp cholesterol, phòng chống bệnh tim và ung thư.

Cách dùng: Ăn sống, đun canh, dầm dấm, muối. Dùng làm thuốc thì đun lấy nước, giã nát, ép lấy nước, hoặc uống hoặc xoa.

Chữa trị một số bệnh:

Phòng chữa viêm ruột, kiết lị: Mùa hè mỗi lần ăn cơm ăn 1 – 2 tép tỏi hoặc lúc ăn thức ăn nguội thì ăn nước tỏi ép với lượng vừa phải có thể phòng được bệnh tật. KHi chữa bệnh có thể dùng 1 củ tỏi. Có thể nướng cho đến khi bóc vỏ để ăn, ngày 3 – 4 lần.

Kiết lị do vi khuẩn: Tỏi 50 (bóc vỏ) đập dập cho vào 100ml nước sôi còn lại nhiệt độ 380C, để 2h đồng hồ, lọc bỏ bã, cho lượng đường vừa đủ. Mỗi lần uống 20 – 30ml. Khoảng 4 – 6h uống một lần. Trẻ nhỏ thì giảm lượng; Hoặc dùng vài củ tỏi giã nát đắp vào rốn và cuối tim, dùng băng dính cố định lại. Đồng thời ăn một số tép tỏi sống. Ngày 2 – 3 lần; Hoặc dùng nước tỏi 10% làm nước uống để rửa ruột.

Kiết lị amip: 5 củ tỏi, 100g củ cải trắng. Đun kĩ làm canh ăn, đồng thời dùng 5 – 10% tỏi giã ngâm nước lấy nước uống để rửa ruột.

Viêm dạ dày nôn mửa: 2 củ tỏi, nướng chín ăn với mật ong.

Đề phòng cảm cúm và cảm gió: Tỏi vừa đủ, bỏ võ giã nát nhừ, cho nước sôi vừa phải, đánh đều ép lấy nước. Nhỏ mũi ngày 3 lần, mỗi lần 3 – 5 giọt. DÙng liên tục trong 3 – 5 ngày.

Cảm, viêm phế quản: 2 củ tỏi, 2 cây hành, củ cải trắng 200g, sơn tra, cam thảo mỗi thứ 10g. Sắc lên, chia 3 lần uống.

Viêm khí quản mạn tính: 10 củ tỏi, 200g dấm. 100g đường đỏ. Bóc vỏ tỏi, giã nát nhừ, cho vào đường đánh kỹ. Cho dấm vào ngâm 3 ngày. Lọc bỏ bã, mỗi ngày nửa thìa canh uống với nước đun sôi để nguội. Ngày 3 lần.

Khó thở do khí quản tắc: Tỏi vỏ đỏ 60g, đường đỏ 90g. Rửa tỏi, bóc vỏ giã nát nhừ cho vào đường đánh đều, cho vào nồi thêm nước đun thành cao. Sáng tối ăn một thìa.

Ho kéo dài, ho từng cơn: 16g tỏi, bỏ vỏ giã nát, 60g đường mía cho tan vào 200ml nước sôi sau đó cho tỏi giã vào, ngâm trong 24h lọc lấy nước. Ngày uống 3 – 4 lần, mỗi lần 10ml. hoặc dùng 1 củ tỏi ép lấy nước, bột cam thảo 4g, đường phèn vừa đủ. Sắc lên, ngày uống 3 lần.

Ho lao, viêm phổi, viêm khí quản: 1 - Dùng 1 – 2 củ tỏi tươi, đập dập nát hít hơi tỏi sâu vào phổi. Mỗi lần 1 – 3 h đồng hồ. Ngày 2 lần; 2 - tỏi vỏ đỏ 500g, bối mẫu 25g nghiền bột. Bóc vỏ tỏi cho vào trong nồi, đổ nước 3 bát vào đun thành cháo sau cho bột bối mẫu vào , cho thêm đường trắng đánh đều đun thêm 3phút là được, ngày ăn 2 lần, mỗi lần 5 – 10g. Hoặc dùng tỏi tía 50g, bóc vỏ giã nát, bột bạch cập 5g cùng đun thành cháo để ăn. 3 – Dùng vài lạng tỏi ngâm dấm nửa tháng, ăn ngày 3 lần. Mỗi lần mấy tép.

Giảm huyết áp, chống u, diệt khuẩn, ngưng lị: Tỏi tía 30 – 50g (bỏ vỏ), gạo dẻo 100g, đun cháo ăn. Ngày 1 – 2 lần.

Bí tiểu: Tỏi, kì tử mỗi thứ bằng nhau, cho thêm tí muối ăn, giã nát, cho thêm dầu cải, đánh đều. Đắp vào huyệt thần quyết (lỗ rốn). Dùng băng dính dán lại để cố định.

Chảy máu mũi: 1 củ tỏi bóc vỏ, giã nát. Dán vào huyệt dũng tuyền (dan bàn chân). Trên đắp vải mềm, lấy băng kéo cố định lại. Mũi trái chảy đắp ở chân phải và ngược lại. Hai mũi cùng chảy thì đắp cả hai bên.

Viêm tuyến mặt: Tỏi, sáp cũ mỗi thứ bằng nhau. Cùng giã nát đắp vào chỗ đau. Ngày 2 lần.

Nhọt đầu đanh: Tỏi giã nát , ép lấy nước. Dùng dấm lượng bằng nước tỏi cho vào nồi đun nhẹ thành cao hoặc tỏi giã nhuyễn thêm dầu mè hòa đều đắp vào chỗ đau. Mỗi ngày thay 1 lần.

Đau do nhọt cấp tính: Tỏi mấy củ, giã nát trộn dầu vừng, đắp vào chỗ đau. Bên ngoài dùng vải mỏng đậy và cố định lại.

Bệnh vảy nến: Tỏi, rau hẹ lượng bằng nhau. Giã nhuyễn dạng hồ đắp vào chỗ đau.

Vảy ngứa đầu, vày ngứa chân: dùng vài củ tỏi, bỏ vỏ giã nát nhuyễn cho dầu mè lượng vừa đủ đánh thành dancj cao, rửa sạch nơi bị ngứa rồi đắp thuốc. Ngày thay 1 lần.

Tóc rụng từng mảng: Dùng tỏi, tốt nhất là tỏi tía, bóc vỏ xắt ra, dùng mắt tỏi xát đi xát lại chỗ đau. Kích thích xung huyết từng bộ phận. Ngày 1 -2 lần.

Bị giun kim: Tỏi lượng vừa đủ, giã nát, cho thêm ít dầu hạt cải đánh đều. Trước khi đi ngủ đắp vào xung quanh hậu môn. Liên tục trong 7 – 10 ngày.

Phòng trúng độc do nấm: Lúc nấu nấm để ăn nên thêm một chút tỏi.

Phòng độc chì: thường xuyên ăn tỏi khi làm việc trong môi trường có khả năng bị nhiễm chì cao.

Phòng viêm màng não mang tính truyền nhiễm: Tỏi (boc vỏ) 5g. Ngày 1 lần dùng lúc ăn cơm. Liên tục trong 3 ngày. Trẻ con dùng ít hơn. Tỏi 25g giã nát cho vào 40ml nước, ngâm rồi lọc lấy nước. Cho thêm 5g đường trắng. Ngày chia 2 lần để uống. Liên tục trong 5 ngày.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan