CÂY LƯƠNG THỰC VÀ DẦU THỰC VẬT – PHẦN 6

HẠT KÊ

Hạt kê còn gọi là túc mễ, tiểu mễ, bạch lương túc, túc cốc, ngạch túc, cốc tử, hàn túc, hoàng túc, khỏa tử. Là nhân của hạt cây kê, thực vật thuộc họ Lúa (poaceae). Còn có một loại kê có tính dẻo gọi là Hoàng mễ, kê nếp. Dùng làm dược liệu có khác nhau. Kê có tính mát, vị ngọt mát. Thành phần chính có chất béo, albumin 9,7%, canxi, acid béo, acid amin nhiều dạng; 100g cho nhiệt lượng 362kcal.

Tác dụng: Hòa trung, bổ thận, khỏe tì vị trừ nhiệt, giải độc, giải khát, lợi tiểu tiện. Chủ yếu dùng cho tì vị hư nhiệt, đau bụng nôn mửa, chống thiếu nước khi tiêu chảy. Với kê vàng: tiêu hóa thức ăn thịt, đỡ mệt mỏi do nhiệt, hòa vị, ngủ ngon.

Cách dùng: Uống: nấu thành canh hoặc đun thành cháo. Dùng ngoài da: nghiền thành bột hoặc quấy thành hồ mà bôi, xoa.

Kiêng kỵ: Không dùng chung với quả hạnh lúc sống.

Chữa trị một số bệnh:

Tì vị hư yếu, tiêu hóa kém, đau bụng nôn mửa: Bột kê 150 – 200g hòa với nước, viên lại thành viên. Mỗi lần ăn 30 – 50 viên, chưng chín xong cho thêm ít muối, ăn không hoặc ăn với canh.

Giải khát miệng khô: kê nấu thành cơm mà ăn.

Bị bỏng nước sôi hoặc bỏng lửa: kê sao cho biến màu, nghiền thành bột hòa với rượu mà đắp vào chỗ bỏng.

Miệng khô, dạ dày nóng, tiểu tiện khó: kê để lâu năm đun thành cháo mà ăn.

Cầm đi lỵ: Kê lâu năm đun với nước mà uống.

Lao phổi, nhiệt độ thấp, mồ hôi trộm, xương nóng: kê dẻo, lượng vừa đủ, đun cháo ăn.

Trẻ con bị cam tích, tiêu hóa kém: kê 100g, một số lát khoai mài vừa đủ, đun thành cháo ăn.

Người già thân thể gầy yếu, phụ nữ sau sinh thiếu sữa: Kê 30 – 50g đun cháo cho thêm đường đỏ đủ dùng đánh đều ăn lúc nóng; hoặc dùng kê, khoai lang mỗi thứ 50g, đun thành cháo, ăn sáng và tối.

Tiêu hóa kém làm cho mất ngủ: Kê 25g, bán hạ đã chế biến 10g, sắc để uống.

KHOAI LANG

Khoai lang (ipômca batatus), còn gọi là cam thử, sơn thử, hồng thử, địa qua, hồng thiệu, thiếm thử, phan thử. Là củ rễ của cây khoai lang, thực vật họ Bìm bìm (Convolvualaceae). Tính bình, vị ngọt. Thành phần chủ yếu có albumin, chất béo, đường, carotein, vitamin A, B1, B2, C, canxi, sắt… 100g khoai lang tươi cho 127 kcal. Có thể cắt lát phơi khô để được lâu ngày. Thành phần dinh dưỡng trong khoai lang cao hơn gạo và lúa mỳ, có tác dụng giảm cholesterol, cầm máu, cân bằng acid và muối trong máu, lợi tiểu đại tiện, phòng nhọt chống lão suy.

Tác dụng: Bổ hư ích khí, cường thận, kiện tỳ, tiêu viêm giải độc, lọc gan lợi mật sáng mắt. Chủ yếu dùng cho nhọt, hoàng đản, viêm tuyến sữa, quang gà.

Cách dùng: nướng, chưng, nấu chín để ăn. Cũng có thể ăn sống, có thể giã nát mà đắp ngoài da.

Kiêng kỵ: dạ dày có độc chua cao, huyết áp cao, bệnh tiểu đường thì không nên ăn nhiều. Củ khoai sống không thể ăn nhiều.

Chữa trị một số bệnh:

Viêm dạ dày do thiếu acid, hoàng đản, quáng gà: Khoai lang 500g rửa sạch, giã nhỏ, chắt lấy nước cho thêm đường, đun kỹ uống. Cũng có thể nướng chín bóc vỏ ăn.

Hoàng đản, đi lị: Khoai lang 500g, rửa sạch, cắt lát, cho vào nước đun thêm gạo hoặc từ từ cho thêm 60g bột ngô quấy đều, đun thành cháo đặc để ăn.

Mưng nhọt, viêm tuyến sữa chưa bị vỡ: Khoai lang trắng rửa sạch, gọt vỏ, đập nát đắp chỗ đau, cũng có thể đun chín cho thêm tỏi đập dập trộn lẫn mà đắp ngoài da chỗ đau.

Chàm ướt: Củ khoai lang sống rửa sạch, đập nát, ép lấy nước, dùng vải màn nhúng nước ép đắp vào chỗ đau. Ngày 1 – 2 lần.

Đau bụng sau sinh: Khoai lang 250g, nướng chín, bỏ vỏ. Ăn với rượu mùi khoảng 1 chén nhỏ. Sauk hi ăn uống 1 chén canh đường đỏ với gừng.

Phù thũng: Khoai lang 250g; gừng sống 2 lát. Đem củ khoai lang thành 1 lỗ nhỏ nhét gừng sống vào. Nướng cho chín. Mỗi ngày 2 lần ăn vào sáng và chiều.

Mồm khô, họng đau: Khoai lang khô nghiền bột cho thêm đường trắng vừa đủ, đổ nước thật sôi vào cho chín rồi ăn.

Táo bón: Khoai lang rửa sạch, đun chín; ăn khoai uống nước luộc.

NGÔ

Ngô còn gọi là ngọc mễ, ngọc thử, bao mễ, bao cốc, phụng tử, ngọc thục thái, vệ mễ lục cốc, hành túc, bao mạch mễ. Là hạt của cây ngô thuộc họ Hòa thảo (Gramineae). Tính bình, vị ngọt. Thành phần chủ yếu gồm nhiều vitamin, chứa dầu béo. Albumin… 100g sinh được 363kcal. Dầu ngô chủ yếu là chất béo chưa bão hòa có lợi cho tiêu hóa, phòng chống bệnh tiêu hóa, máu nhiễm mỡ…

Tác dụng: Điều trung khai vị, thẩm thấp lợi tiểu, giảm mỡ trong máu. Chủ yếu dùng cho viêm loét dạ dày, tiêu hóa kém, huyết áp cao, khó đi tiểu, sỏi bàng quang, viêm gan.

Cách dùng: Uống: Đun thành thang, nấu chín mà ăn hoặc xay thành bột làm bánh hoặc quấy rối dạng hồ để ăn.

Chữa trị một số bệnh:

Điều trung khai vị, thẩm thấp lợi tiểu: nhân hạt ý dĩ cùng với bột ngô đun thành cháo, ăn thường xuyên.

Viêm dạ dày: Ngô, hạt đậu ván mỗi thứ 60g, đu đủ 15g đun với nước mà ăn. Mỗi ngày 2 – 3 lần.

Tiêu hóa kém hay đi lỏng: Ngô 500g, vỏ thạch lựu 25g cùng sao vàng nghiền thành bột nhỏ. Mỗi ngày dùng 3 lần. Mỗi lần 9 – 13g, trẻ con giảm nửa.

Đầu váng: Ngô 30g, trứng ngỗng 1 quả. Sáng sớm tráng mà ăn lúc đói.

Huyết áp cao: Ngô 30 hạt (dập nát), râu ngô 10g, xác ve sầu 3 cái, sắc uống. Mỗi liều trình là 1 tháng. Hoặc dùng Râu ngô 30 – 50g đường trắng vừa đủ, sắc uống. Ngày 1 – 2 lần.

Viêm dạ dày mạn tính: ngô, râu ngô mỗi thứ 30g, vỏ bầu 60g sắc mà uống.

Da vàng (hoàng đản), sỏi niệu đạo: Râu ngô 250g sắc uống.

Tim bị bọc mỡ, mỡ trong máu cao: Bột ngô, gạo dẻo lượng vừa đủ, đun thành cháo mà ăn. Hoặc dùng dầu ngô xào rán làm thức ăn.

Bệnh Đái tháo đường: Râu ngô 100 – 200g đun với nước mỗi ngày 2 lần, uống liên tục.

Phù nước: Râu ngô Râu ngô, rễ cỏ gianh mỗi thứ 50g sắc uống. Ngày 1 – 2 lần.

Viêm tuyến sữa: Bột ngô 50g sao vàng. Nước đun sôi để nguội quấy thành hồ, đắp vào chỗ đau.

Đi ngoài ra máu: Ngô rang cháy, nghiền thành bột, hòa với rượu vàng mà uống. Mỗi lần 25g.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

 

Bài viết liên quan