CÁC LOẠI QUẢ LÀM THỰC PHẨM – VỊ THUỐC – PHẦN 7

QUẢ KHẾ

Khế còn gọi là ngũ liềm tử… là quả của cây khế, tên khoa học là Averrhoa carambola. Thuộc họ Chua me đất (Oralidaceae). Tính hàn, vị chua ngọt. Thành phần chủ yếu gồm có đường, chất cơ, vitamin. Mọc chủ yếu vùng nhiệt đới cà cận nhiệt. Ăn sống có thể giải khát, giải nhiệt.

Tác dụng: Sinh tân dịch, giải nhiệt, lợi thủy, giải độc. Chủ yếu dùng cho ho do phong nhiệt, giải khát, đau răng, rộp miệng…

Cách dùng: ăn sống, nấu canh hoặc ép lấy nước uống.

Kiêng kị: Người tì vị hư hàn nên ăn ít, răng dị ứng với chất chua.

Chưa một số bệnh:

Ho do phong nhiệt đau họng: mỗi ngày ăn 3 – 5 quả khế, chia làm nhiều lần.

Chống nắng chống khát: Khế 5 quả, ép lấy nước thêm chút đường trắng uống, để mát uống càng hay.

Đau răng, lở miệng: Khế tươi giã nát đun nhừ để lạn uống.

Đau xương khớp, nước tiểu nóng: Khế tươi cắt nhỏ giã nát, thêm nước sôi để nguội vào uống. Mỗi ngày 2 -3 lần, mỗi lần 2 -3 quả.

CỦ LẠC

Lạc cũng gọi là đậu phộng, hoa sinh, lạc hoa sinh, là quả (củ) của cây lạc, tên khoa học là Arachis hypogeae. Thuộc họ Đậu (fabaceae). Tính bình, vị ngọt. Thành phần chủ yếu là chất béo, ni tơ, tinh bột, chất xơ…các protid, acidamin, vitamin…

Tác dụng: Nhuận phế, hòa vị, tiêu đờm, cầm máu. Chủ yếu dùng cho ho, phù chân, phụ nữ ít sữa, bệnh dạ dày mạn tính, viêm thận mạn tính.

Cách dùng: Dùng bên trong: ăn sống, ăn chín, sắc lấy nước hoặc pha chế.

Kiêng kị: người có cơ thể lạnh thấp trệ, đau bụng tiêu chảy không nên dùng. Người vấp ngã có máu đọng không dùng, người cắt túi mật không dùng. Lạc bị mốc không được dùng.

Một số bệnh chữa bằng lạc:

Ho về mùa thu: lạc nấu canh thêm mật ong vào uống.

Ho lâu ngày không dứt: lạc nhân, táo tàu, mật ong mỗi loại 30g. Sau khi sắc xong ă liền cả cái lẫn nước, mỗi ngày 2 lần.

Suyễn: Lạc nhân, đường phèn, lá dâu mỗi thứ 15g. Tất cả nấu đến khi lạc bở ra, bỏ lá dâu, ăn lạc uống nước.

Viêm loét dạ dày tá tràng: Ăn sống 10 hạt lạc để cả lớp bì sau mỗi bữa cơm, nhai kỹ rồi nuốt; hoặ lạc nhân 30g ngâm vào nước 30 phút sau đó giã nát, thêm sữa bò 200ml, nấu sôi để nguội thêm 30ml mật ong, uống trước khi đi ngủ.

Bệnh bạch biến: lạc nhân sống 50g hoặc lạc nhân rang chín 60g. mỗi ngày ăn 3 lần, nhai kỹ, ăn liên tục nhiều ngày; Hoặc Lạc nhân 50g, cùi long nhãn 15g, cùng ăn sống, ngày 2 lần; Hoặc dùng Lạc nhân, táo tàu mỗi loại 30g. Sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 thang.

Thiếu máu, cơ thể suy nhược: Lạc nhân, táo tàu mỗi loại 25g, cùi nhãn 10g. Tất cả nấu chín, chia ra uống vào sáng và chiều.

Tăng huyết áp: lạc nhân ngâm dấm 5 ngày, mỗi ngày nhai 10 hạt vào lúc sáng sớm.

Xơ cứng động mạch: Vỏ lụa lạc (sao) nghiền mịn, mỗi ngày uống 2 – 3 lần, môi xlần uống 9g, uống với nước ấm.

Viêm thận mạn tính: lạc nhân 120g, đậu tằm sống 250g. Cho vào nồi đất, đun nhỏ lửa nấu chín, chia ra uống; Hoặc lạc nhân (để cả vỏ lụa), táo tàu mỗi loại bằng nhau, sắc lấy nước uống thay trà, ăn lạc nhân.

Các loại phù thũng: lạc nhân 100g, tỏi thái mỏng 30g, táo tàu 15 quả, dầu ăn 15g. Vặn to lửa cho dầu nóng, cho tỏi vào sào qua, tiếp tục cho lạc nhân, táo tàu, thêm nước ninh nhừ để ăn. Mỗi ngày 1 -2 lần.

Bụng báng nước: lạc nhân, đậu đỏ nhỏ mỗi loại 120g, sắc lấy nước, mỗi ngày uống 2 lần trong vòng 1 tuần.

Phù chân: lạc để vỏ lụa 30g, đậu đỏ nhỏ, táo tàu mỗi loại 60g. Nấu canh, mỗi ngày chia làm 2 lần uống.

Thiếu sữa cho con bú: lạc nhân 60g, rượu, đường đỏ mỗi loại 30g. Trước tiên nấu nhừ lạc nhân, rồi thêm vào rượu màu, đường đỏ, ăn lạc uống nước.

Bạch đới: Lạc nhân 120g, hoa mai (mai phiến) 1g. Giã nhuyễn tất cả chia làm 2 ngày uống buổi sáng khi bụng đói với nước ấm.

Khản giọng mất tiếng: lạc nhân (bỏ vỏ), mật ong mỗi loại 30g. Sauk hi nấu chín ăn cả cái lẫn nước, chia ngày 2 lần.

Khó đại tiện do giun: Uống dầu lạc chín, mỗi lần 60 – 80ml. Trẻ em giảm lượng. Mỗi ngày 1 lần thường uống 1 – 4 lần là có hiệu quả.

Chảy máu cam: lạc tươi 250g (cả vỏ lụa) sắc nước uống.

Mụn lạnh ở da do giá lạnh: Vỏ hạt lạc sao vàng nghiền mịn, cứ 50g thêm 100ml dấm trộn đều. Lấy 1g long não hòa tan rượi trắng rồi đổ vào trộn đều. xoa hỗn hợp này vào chỗ mụn rồi băng lại, 2 – 3 ngày thì lành.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan