CÁC LOẠI QUẢ LÀM THỰC PHẨM – VỊ THUỐC – PHẦN 13

QUẢ SUNG:

Sung cũng gọi là vô hoa quả, vô sinh tử, ánh nhật quả, văn tiên quả, minh mục quả… là quả của cây sung, tên khoa học là Ficus glomerata. Thuộc họ Dâu tằm (Maraceae). Tính bình, vị ngọt. Thành phần chủ yếu có đường, canxi, phosphor, kali, các vitamin. Trong quả sung chưa chín có thành phần kháng khối u, ung thư. Có thể phơi khô làm vị thuốc dùng dần.

Tác dụng: bổ khí huyết, trừ phong thấp, cầm máu, xuống sữa, kiện vị nhuận tràng, tiêu sưng, giải độc. Chủ yếu dùng cho viêm ruột, kiết lị, táo bón, trĩ ho, viêm họng, chán ăn, lao phổi, viêm gan không đủ sữa, đau gân cốt.

Cách dùng: Ăn tươi, phơi khô sắc uống, giã nát dùng ngoài…

Chữa trị một số bệnh:

Viêm họng do phổi nóng: Sung (khô) 25g; đường phèn vừa đủ. Sắc lấy nước uống, mỗi ngày 2 – 3 lần.

Viêm họng: Sung tươi, gọt vỏ, đun nhừ với nước, thêm đường phèn làm thành dạng cao để ngậm.

Ho khan không đờm: Sung chín tươi 50 – 100g (gọt vỏ hoặc rửa sạch), nho khô lượng vừa đủ, gạo tẻ 20 – 50g. Hấp chín thành bánh ngọt hoặc nấu thành cháo ăn. Mối ngày 2 lần vào sáng tối.

Thở khò khè khí quản: Sung chín tươi rửa sạch, giã nát cả vỏ, chắt lấy nửa chén nước, thêm nước ấm vào uống. Có thể dùng thường xuyên.

Chán ăn, kiết lị, không đủ sữa, đau gân cốt. Sung khô 25g, gã nát, nấu nhừ hoặc nấu thành canh để ăn, có thể dùng trứng, một lần một quả, ngày 1 – 2 lần.

Loét dạ dày và hành tá tràng: Sung 500g, sao khô nghiền bột, mỗi lần uống 5g với nước ấm, ngày 3 lần.

Kiết lị: Sung 5 – 7 quả. Sắc lấy nước uống, ngày 2 lần.

Đau vùng tim: Sung 2 quả khô, giã nát, ngâm vào nước sôi uống thay trà. Cũng có thể dùng sung chín tươi, gọt vỏ, nhai chầm chậm từng chút.

Mụn lở loét: Sung sao khô nghiền thành bột, trước tiên dùng sung sắc lấy nước rửa sạch bề mặt vết loét sau đó xoa bột sung đã nghiền vào rồi băng lại, ngày thay một lần.

TÁO TÀU

Táo tàu còn gọi là Đại táo, táo đỏ, táo đen, tiểu táo, táo khô, lương táo… là quả của cây táo tàu có tên khoa học là Zizyplus sativa. Thuộc họ Táo ta (Rhammaceae). Tính ôn vị ngọt. Thành phần gồm protid, carbohydrate, vitamin, canxi, phosphor, kali…trong đó hàm lượng vitamin C rất cao, cứ 100g có 380 – 600mg cao gấp 100 táo tây. Táo để khô hàm lượng đường cao đạt 70%, cao hơn mía và củ cải đường. Thường xuyên dùng có thể giúp tăng cường cơ, tăng trọng lượng, bổ gan, kéo dài tuổi thọ, là thực phầm rất tốt cho sức khỏe.

Tác dụng: Bổ tì vị, an thần, dưỡng huyết, bổ gan, tăng cường sức khỏe bổ thận sinh tân dịch,, ích khí, chống ho có lợi cho phổi, điều hòa cơ thể và giải độc. Chữa các chứngăn ít do dạ dày, tì vị yếu, tiểu đường, dinh dưỡng không điều hòa, phiền muộn, gan thận yếu, nóng, khí huyết không đủ.

Cách dùng: Ăn sống, nấu canh. Cho vào nước đun chín, dầm nát đắp ngoài.

Kiêng kị: Người thấp đờm, tích đới, đau răng, bị kí sinh trùng không nên dùng.

Chữa trị một số bệnh:

Bổ khí tăng cường sức khỏe, sau khi ốm chán ăn, tay chân mất lực, tì hư, tiêu chảy: Táo tàu 10 quả, nhân sâm 5g (hoặc đảng sâm 15g) nấu canh ăn.

U uất kiệt sức, mất ngủ: Táo tàu 20 quả, hành củ 80g; Nước 3 lít, đun còn 1/3, vớt bỏ bã, chắt nước uống.

Ra mồ hôi: Táo tàu 10 quả, ô mai nhục 9g, lá dâu 12g, phù tiểu mạch 15g, đun sôi uống.

Suy nhược thần kinh, mất ngủ, ác mộng, giảm trí nhớ: Táo tàu 20 quả, hành củ 7 củ (cả rễ). Rửa sạch, trước tiên bỏ táo vào đun 20 phút sau đó bỏ tiếp hành vào đun thêm 10 phút, chắt nước uống ngày 1 – 2 lần; hoặc dùng Táo tàu 30g, mộc nhĩ đen 10g, dã bách hợp 15g, hạt sen 12g. DÙng lửa nhỏ đun nhừ, uống mỗi tối, trước khi ngủ chừng 1 h, 10 ngày là một liệu trình.

Nổi mày đay không phải do thiếu hồng cầu: Táo tàu ăn sống, mỗi ngày 8 lần, mỗi lần 1 quả, đến khi mày đay biến mất thì dừng; Hoặc dùng Táo tàu 120g, sắc nước đặc, ăn cái, uống nước, ngày 2 lần.

Nổi mày đay do dị ứng: Táo tàu 250g; cam thảo 50g. Thêm nước đun nhừ, vừa ăn vừa uống nước, mỗi ngày 3 lần; Hoặc dùng Táo ăn sống, mỗi lần dùng khoảng 10 quả, dùng liên tục cho đến khi hết mày đay.

Thiếu máu do thiếu sắt: Táo tàu 500g (bỏ hạt), đậu đen 250g, phèn đen 60g. Táo đun chín, đậu đen xay vỡ thêm vào phèn đen khuấy thành dạng hồ làm viên, mỗi ngày 3 lần, mỗi lần dùng 2g.

Người già tì vị hư nhược, khí hư thiếu máu: Đại táo 10 quả, gạo nếp 100g. Nấu thành cháo ăn hàng ngày.

Thiếu máu chứng thiếu hồng cầu: Táo tàu, lúa mì, cam thảo lượng bặng nhau. Nấu thành canh uống.

Dạ dày yếu, chán ăn: Táo tàu 10 quả, phụ tử chín 5g, đun lên uống như trà; Hoặc táo tàu khô bỏ hạt 9g, rang đun nhỏ lửa, nghiền vụn, gừng tươi 3 lát nghiền vụn. mỗi ngày 3lần thêm nước ấm uống cùng.

Đau dạ dày: Táo tàu 7 quả, đinh hương 40 cái. Táo tàu bỏ hạt, đinh hương nghiền vụn cho vào quả táo, rang cháy, nghiền thành bột, chia làm 7 gói, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 gói, uống với nước đun sôi; Hoặc Táo tàu 7 quả, đường đỏ 60g, gừng tươi 30g. Chùng đun nhừ, ăn táo, uống nước, mỗi ngày 2 lần. uống liên tục nhiều ngày.

Đau bụng do nhiễm lạnh, đau bụng kỳ kinh nguyệt: Táo tàu, đường đỏ mỗi loại 30g, gừng khô 10g, Đun nhừ bỏ bã uống ấm.

Viêm gan mạn tính: Táo tàu 200g, nhân trần 60g, Sau khi sắc, ăn táo, uống canh, chia ra uống vào buổi sáng và tối; Hoặc Táo tàu 10 quả, đậu xanh 100g. nấu thành cháo ăn, mỗi ngày 1 lần.

Cơ thể phù thũng: Táo tàu 1,5kg, đại kích (Euphorbia pekinensis) 500g; Thêm nước ninh nhỏ lửa trong 24h. Bỏ đại kích, hạt táo, lấy thịt táo sao khô, nghiền nhỏ. Chi làm 12 gói mỗi lần 1 gói, ngày 3 lần (NGƯỜI CÓ THAI CẤM DÙNG).

Bệnh tâm thần: Táo tàu 10 quả, lúa mì 50g, rang cam thảo 15g. Sắc lấy nước uống.

Bệnh sởi trẻ em: Táo tàu lượng vừa đủ, bỏ hạt, thêm chút phèn chua, rang kho nghiền nhỏ dùng để xoa ngoài da.

Chảy máu tử cung, chảy máu do trĩ, kinh nguyệt quá nhiều: Táo tàu 10 quả, mộc nhĩ đen 15g. Sauk hi sắc ăn táo, uống nước, ngày 2 lần, uống trong nhiều ngày.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan