CÁC LOẠI RAU LÀM THỰC PHẨM – VỊ THUỐC – PHẦN 2

BÍ XANH

Bí xanh còn gọi là bí đao, bí phấn, đông qua, bạch quả, bahcj đông qua, thẩm qua. Là quả của cây bí xanh (benincasa hispida), thực vật họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Tính mát, vị ngọt nhạt. Thành phần chính là albumin, đường, canxi, phosphor, sắt, carotein, vitamin B1, B2… Thường ăn bí xanh có thể giảm béo. Chế biến thành bí sợi dùng quanh năm. Vỏ ruột, hạt bí xanh đều có thể dùng làm thuốc.

Tác dụng: Lợi thủy, tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc. Chủ yếu dùng cho phù nước, bụng chướng, chân yếu, ho hen, giã nắng, tiêu khát, thũng trĩ ngoại. Có thể chữa ngộ độc cá, ngộ độc rượu, giảm béo.

Cách dùng: Luộc, nấu canh, đun chín để ăn. Có thể ép lấy nước trong uống ngoài xoa.

Kiêng kỵ: hư hàn thận lạnh, người bị đi lỏng lâu năm thì không nên dùng.

Chữa trị một số bệnh:

Bệnh tiểu đường: Bí gọt vỏ, bỏ hạt cắt miếng đun kỹ để ăn, có thể thêm đậu phụ hoặc khoai tây đun kỹ để ăn; Hoặc có thể dùng Bí xanh 1kg, nấu kỹ gạn lấy nước, ngày 2 lần, mỗi lần 200 – 300ml, uống liên tục, trường hợp nặng phải dùng thuốc phối hợp; Hoặc dùng 500g bí xanh, gọt vỏ, cắt miếng, 100g lá khoai lang cùng đun chín. Làm rau ăn; hoặc dùng 200g bí xanh gọt vỏ, cắt miếng 50g nước cà chua đun nhừ để ăn.

Viêm dạ dày mạn tính: Bí xanh 20 – 50g, nấu chín mà ăn. Ngày 2 – 3 lần.

Viêm thận mạn tính, có thai bị phù thũng: Bí xanh 500g, gọt vỏ nấu canh, mỗi ngày 2 bữa sáng và tối;

Sỏi thận, sỏi bàng quang: Bí xanh, cỏ mã đề, kim tiền thảo, cỏ tranh mỗi thứ 25g, địa long khô 1 củ. Cho vào sắc với 800ml nước lấy 300ml, bỏ bã mà uống. Ngày 1 thang chia 2 lần uống.

Phù nước: Vỏ bí xanh 40g, râu ngô, rễ cỏ tranh mỗi thứ 10g. Nấu nước uống. ngày 3 lần; Hoặc dùng Bí xanh, đậu nhỏ đỏ lượng vừa phải. Đun chín để ăn.

Phù thũng: 250g bí xanh, đậu đỏ nhỏ 60g nấu canh ăn; Hoặc dùng 30g bí xanh, sắc nước uống ngày 1 – 2 lần.

Gan bị xơ cứng, xơ gan cổ chướng: 1 quả bí xanh, nướng trên lửa cho chín nhừ, giã nát, gạn lấy nước uống, ngày 3 lần, mỗi lần 60ml.

Viêm phế quản mạn tính, viêm phế quản: Nhân bí xanh 250g, giã nát, cho thêm đường đỏ. Uống với nước sôi để nguội. Ngày uống 2 lần; Hoặc Bí xanh, mạch đông mỗi thứ 15g, nấu nước uống, ngày 1 – 2 lần.

Khí quản không thông: Bí xanh quả nhỏ (khoảng 300g) 1quả, đường phèn 150g (giã bột). Bí xanh rửa sạch, bổ ra (không cần bỏ ruột), cho bột đường phèn vào khép kín lại, đun chín thì ăn, dùng trong 7 ngày.

Viêm phổi, sưng phổi: 30g hạt bí xanh, rễ cỏ lác 15g, sắc uống, ngày 2 lần dùng liên tục.

Ho hen: Vỏ bí xanh 15g (đã phơi sương), một ít mật ong, sắc uống ngày 2 lần.

Ho nhiều đờm, khó tiểu: Bí xanh gọt vỏ, bỏ hạt, cắt miếng, cho thêm mấy miếng gừng đun thành canh để dùng.

Ho lâu (ho bách nhật): Nhân hạt bí xanh 15g, đường đỏ vừa đủ, rang, nghiền bột. Uống với nước sôi.. Ngày 2 lần.

Viêm túi mật: 60 – 90g vỏ bí xanh (loại vỏ tươi thì tăng gấp đôi).. Nấu nước cho đặc mà uống. Ngày 2 – 3 lần.

Nóng bức khó chịu, tì vị hỏa mạnh: Bí xanh rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cho thêm đường phèn để uống. Hoặc dùng bí xanh gọt vỏ, cắt sợi, nấu canh, chín thì vớt ra, rửa sạch lã, để cho se ráo, lấy đường trắng thêm chút nước nhào thành nước đường, cho sợi bí vào trộn đều, vớt ra hong khô để dùng dần, hoặc dùng sợi bí làm mứt để ăn.

Cảm nắng, phát nóng nhiệt độ cao: 500g bí xanh, gọt vỏ cắt miếng. đun canh để uống nước.

Bị mề đay ngứa: vỏ bí xanh nấu nước uống thay trà.

Bạch đới ra nhiều: dùng 120g hạt bí xanh, rang khô. Nghiền bột, mỗi lần ăn 15g với cháo, ngày 1 – 2 lần; hoặc dùng 15g hạt bí xanh nấu nước uống, ngày 2 lần.

Giải độc cá, rượu: Bí xanh giã nát, gạn nước mà uống.

Thoát trĩ: Bí xanh, đun thành thang mà rửa.

Nốt mẩn, sổ mũi đặc: Bí xanh cả ruột, giã nát lấy nước đắp chỗ đau. Ngày mấy lần liên tục.

Bị bỏng nước sôi: Sao vỏ bí xanh, nghiền thành bột, trộn với dầu mè đắp vào chỗ đau.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp​

Bài viết liên quan