CÁC LOẠI QUẢ LÀM THỰC PHẨM – VỊ THUỐC – PHẦN 8

QUẢ LÊ

Lê còn gọi là khoái quả, quả tong, ngọc nhũ. Có nhiều loại lê như bạch lê, lê cát, lê mùa thu… Là quả của cây Lê (Pirus spp) thuộc họ hoa Hồng (Rosaceae). Tính mát, vị ngọt hơi chua. Thnahf phần gồm chủ yếu các laoị acid tự nhiên, đường, vita min. Có rất nhiều loại lê kahcs nhau đa dạng về màu sắc ,mùi vị như Lê ngọt, lê nhuyễn (lê mềm), lê giòn, lê thơm, đại lê, lê chuối tiêu vì có hương vị như chuối tiêu nhưng đều có thành phần công dụng tương đối giống nhau. Vỏ quả lê cũng dùng làm thuốc. Những quả lê để từ mùa thu qua mùa đông mới thu hoạch là vị thuốc rất tốt gọi là Tuyết lê.

Tác dụng: Sinh tân dịch, nhuận táo, giải nhiệt, tiêu đờm. Trị bệnh bị tổn thương đến tân dịch do nóng thiếu nước, mất nước, ho do nóng, táo bón.

Cách dùng: Ăn sống, xay ép lấy nước hay nấu thành kem dùng ngoài da, giã nát đắp.

Kiêng kị: tì hư, tiểu đường, ho do nhiễm lạnh không được dùng.

Chữa trị một số bệnh:

Trẻ nhỏ nóng sốt, khóc quấy khó ngủ: Lê 3 quả, xắt thành lát, thêm 50g, gạo dẻo, thêm nước nấu thành cháo ăn.

Thanh nhiệt, chống khát: Tuyết lê 200g, gọt vỏ, bỏ thạt, xắt lát, bỏ vào nước sôi để nguội, thêm đường phèn vừa đủ đảo đều để 4h là có thể dùng. Nếu để ướp lạnh càng tốt.

Tiêu đờm, chữa ho: Lê xay lấy nước hoặc nấu thành kem, thêm nước gừng, mật ong vừa đủ, hòa với nước ấm để uống; Hoặc dùng Đại lê 1quả, mật ong 60g, Khoét lỗ trong quả lê, bỏ hạt đổ mật vào, chưng cách thủy chín. Mỗi ngày dùng 1 – 2 lần; Hoặc Đại lê 1 quả, bối mẫu 2 g, làm tương tự để hấp chín ăn cái uống nước; Hoặc dùng Tuyết lê, củ cải trắng, gừng tươi vừa đủ, xắt lát, bỏ vào nước sôi, uống thay trà.

Ho, sởi: Lê 1 quả, qua lâu bì 1 cải (đốt thành than). Khoét một lỗ trong quả lê, bỏ hạt, cho bột qua lâu vào rồi trát kín bằng bột ướt, sau đem nướng chín, mỗi ngày ăn 2 lần. Trẻ em dưới 2 tuổi thì 2 ngày ăn 1 quả.

Ho có chu kỳ: Đại lê 1 quả, ma hoàng 1g. Khoét lê cho ma hoàng đậy kin, đặt lê vào bát hấp chín, bỏ ma hoàng, ăn lê, uống nước. Chia 2 lần trong ngày.

Viêm khí quản: Bối mẫu 9g (nghiền vụn) đại lê 1 quả, đường phèn 30g. Lê gọt vỏ, bỏ hạt, đặt vào bát cùng với bối mẫu, đường phèn chưng chín. Mỗi ngày ăn 1 lần vòa buổi sáng và 1 lần buổi tối; Hoặc Lê 1 quả, hồ tiêu 10 hạt, sắc uống.

Ho lao: tuyết lê 1 quả, ngân nhĩ 6g (ngâm vào nước ấm cho nở ra), xuyên bối tử 3g; sắc uống, mỗi ngày 1- 2 lần; Hoặc dùng Lê giòn 2 quả (bỏ hạt), củ cải trắng 1kg, gừng tươi 250g, tất cả giã lấy nước, sắc lửa nhỏ thành kem, thêm vào 250g mật ong, trộn đều, mỗi ngày ăn 2lần, mỗi lần 1 thìa canh, có thể hòa thêm nước sôi vào khi uống.

Thương tổn tân dịch, miệng khô khát, lưỡi nóng, ho ra đờm khó: Nước ép lê, nước ép mã thày, nước ép rễ sậy, nước ép mạch đông, nước mía vừa đủ, hòa chung uống khi còn tươi.

Miệng khô lưỡi nóng, ho khan ra chút đờm, bồn chồn bứt rứt: Tuyết lê rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt, xay nhuyễn, thêm một ít mật ong, sắc thành dạng đặc, mỗi ngày dùng 1 – 2 lần, uống bằng nước ấm; Hoặc Tuyết lê 1 quả, bách hợp 10g, đường phèn 20g. Đun sôi dùng như canh.

Nấc, đầy bụng khó tiêu: Lê 1 quả, đinh hương 15 nhánh. Lê bỏ hạt, đặt hương vào, nướng chín trên bếp than, bỏ đinh hương, ăn lê.

Tiêu hóa không tốt, chán ăn: Bỏ lê vào dấm gạo, ngâm 1 tuần là ăn được, mỗi ngày chia làm 2 – 3 lần.

Kiết lị lâu ngày: Vỏ lê cát, vỏ quả thạch lựu. Sắc uống.

Viêm gan, xơ gan: Lê tươi ăn hàng ngày từ 3 -4 quả cùng với thuốc đang điều trị.

Hoàng đản: Tuyết lê, rửa sạch, xắt lát, ngâm vào trong dấm ăn, mỗi ngày 2 quả chia làm 3 lần.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan