CÁC LOẠI RAU LÀM THỰC PHẨM – VỊ THUỐC – PHẦN 3

QUẢ CÀ

Cà còn gọi là ải qua, côn lôn qua, lạc giá, linh thái tử. Là quả của cây cà (solamun melongena), thực vật thuộc họ Cà (solanaceae). Thành phần chủ yếu: có nhiều ancaloid như atropine, albumin, canxi, phosphor, vitamin C, P… Có 3 loại cà là trắng, xanh và tím. Có thể dùng làm thuốc.

Tác dụng: thanh nhiệt tiêu thũng, hoạt huyết chỉ thông. Khử phong thông lạc. Chủ yếu dùng cho mưng nhọt, nhiệt, da sưng loét, ruột bị phong, đi ngoài ra máu, mồm rộp răng đau, chân yếu, trĩ, chảy máu.

Cách dùng: Nấu chín mà ăn, giã nát đắp ngoài da.

Kiêng kỵ: người bị tỳ hư hay tiêu chảy thì không nên ăn nhiều

Chữa trị một số bệnh:

Tuổi già ho hen: Cà trắng 60g, nấu chín xong bỏ bã, cho mật ong vào (lượng vừa phải), ăn nóng, ngày 1 – 2 lần.

Viêm gan vàng da: Cà tím 500g, rửa sạch, bỏ cuống. Cắt miếng, cho thêm gạo vừa đủ, đun thành cháo ăn.

Ruột bị phong, đi ngoài ra máu: cà quả hoặc cuống cà, nướng chín toàn tính, nghiền bột. Ngày 2 – 3 lần. Mỗi lần 15g ăn với nước cháo, nước cơm.

Da loét đau: Nướng cà toàn tính, nghiền bột. Cho thêm ít băng phiến trộn đều, rắc lên chỗ đau rồi dùng vải màn băng lại.

Viêm tuyến sữa, đầu đinh sưng: nướng cà khô, nghiền bột. Trộn với dầu mè hoặc đậu phụ tươi, đắp vào chỗ đau; Hoặc Quả cà non, giã nát, hòa với dấm đắp vào chỗ đau.

Rộp miệng: Dùng cuống cà tươi, hà thủ ô tươi lượng bằng nhau, sắc uống; Hoặc dùng 1 quả cà rụng,, hong khô, nghiền bột, luyện với mật đắp chỗ đau.

Sâu răng: cuống cà đốt thành than cho thêm bột tế tân (cây Asarum) bằng lượng cà, lấy vừa đủ cho vào chỗ răng đau.

Sâu độc cắn: Cà vừa đủ, giã nát nhừ đắp vào chỗ đau.

CÀ CHUA

Cà chua còn gọi là phiên cà, tây hồng thi, phiên thị, phiên quý tử. Là quả tươi của cây cà chua (Lycopersicum esculentum), thực vật thuộc họ Cà (Solanaceae). Tính hơi hàn, vị ngọt, hơi chua. Thành phần chính gồm một số ancaloid, còn có canxi, phosphor, sắt, vitamin B1, B2, nhất là Vitamin C, mỗi 100g vó 11mg. Còn chứa chất ôxy hóa có tác dụng phòng ung thư, chống lão hóa.

Tác dụng: sinh nước miếng, chống khát, kiện tì vị tiêu thức ăn. Chủ yếu dùng cho miệng khô, không thèm ăn uống, biếng ăn, bệnh hoại huyết.

Cách dùng: Ăn tươi, ăn kèm hoặc đun canh ăn.

Chữa một số bệnh:

Miệng khát, biếng ăn, tiêu hóa kém: Ăn sống cà chua hoặc nấu canh; Hoặc cà chua rửa sạch, giã nát ép lấy nước, ngày 2 – 3 lần, mỗi lần uống 100 – 150ml.

Dạ dày nóng, miệng đắng: nước cà chua 150ml, nước sơn tra 20ml, cùng uống. Ngày 2 – 3 lần.

Phát nóng, khát khô, miệng khô lưỡi nhiệt: nước cà chua, nước dưa hấu mỗi thứ 200ml, cùng uống.

Tiêu hóa kém: Sau mỗi bữa ăn thì ăn một quả cà chua tươi.

Loét dạ dày: nước cà chua, nước khoai tây mỗi thứ 150ml. Cùng uống vào bữa sáng và tối.

Chống nắng: Cà chua vừa đủ, rửa sạch, sắt miếng. Đun thành canh để nguội cho đá vào ăn.

Huyết áp cao, đáy mắt bị chảy máu: hàng ngày sáng sớm lúc ngủ dậy, bụng đói ăn 1 – 2 quả cà chua.

Chân răng ứa máu, chứng bệnh thiếu vitamin C: Ăn cà chua sống, ngày 3 – 4 lần, mỗi lần 1 – 2 quả. Ăn liền trong nửa tháng.

Bỏng lửa: Cà chua chín tươi, lấy cả thịt và vỏ đắp vào chỗ đau, thay luôn.

CÀ RỐT

Cà rốt còn gọi là củ cải hồng, củ cải vàng, củ cải đinh hương, hồng la bốc, kim duẩn. là rễ của cây củ cải đỏ (Daucus carotavav Sativa), thực vật thuộc họ Hoa tán (Apiaceae). Tính bình, vị ngọt. Thành phần chính có carotene, vitamin B1, B2, C, canxi, phosphor, sắt, đường, dầu… Chất dinh dưỡng lớn, chứa cả chất hạ áp, hạ đường máu, chống lão suy, ung thư còn gọi là sâm nhỏ. Ăn tươi hoặc cắt lát phơi khô hoặc chế biến thành rau muối, dùng quanh năm…

Tác dụng: Kiện tì, tiêu đới, khoan dung hạ khí, bổ thận trang dương.. Chủ yếu dùng cho tiêu hóa kém. Tì vị hư nhược, ho hen, mờ mắt, kiết lị lâu năm. Tuổi già, trẻ em ăn thường xuyên có tác dụng mạnh khỏe, phòng chống thiếu vitamin.

Cách dùng: Ăn sống, giã nát lấy nước, đun canh chín mà ăn, đắp ngoài da.

Chữa trị một số bệnh:

Bị mẩn ngứa, thủy đậu: 120g cà rốt, 90g rau mùi, khoai sọ đen (Eleschais tuberose) 60g. Nấu chín nhừ và ăn.

Sởi: Cà rốt tươi, khoai sọ đen mỗi thứ 60g, rau mùi 30g, đun nước uống.

Ho: cà rốt tươi, ăn sống. Nhai kỹ từ từ nuốt.

Ho lâu ngày: Cà rốt 120g, táo tàu 12 quả. Cho thêm 3 bát nước. Sắc đến khi còn 1 bát, uống liên tục hơn 10 lần.

Tiêu hóa kém, kiết lị kinh niên: Cà rốt rửa sạch, cắt miếng. Cho thêm táo tàu, gạo vừa đủ. Đun thành cháo ăn.

Huyết áp cao: Cà rốt ép lấy nước, uống sống. Mỗi lần 100 – 150gml. Ngày 2 -3 lần hoặc ăn sống củ cà rốt.

Chứng quáng gà, trẻ suy dinh dưỡng: Cà rốt đun chín hoặc hầm kỹ, ăn trong bữa hàng ngày, có thể nấu cùng cháo để ăn.

Bệnh tiểu đường: Ăn sống củ cà rốt, hoặc dùng làm thức ăn.

Viêm cầu thận cấp tính: 150g cà rốt, 10g hoar au diếp đun chín; hoặc dùng 200g cà rốt, cho thêm ít gạo, đun cháo ăn.

Táo bón: 500g cà rốt, giã nát lấy nước. Cho thêm mật ong mà uống. Hàng ngày 2 lần vào sáng và tối.

Bị bỏng: cà rốt tươi. Rửa sạch.Giã nát nhừ đắp vào chỗ đau.

Nhọt ở bắp chân: 1 củ cà rốt, nấu chín, 9g bột thủy ngân (Hg2Cl2), 3g long não cùng giã nát. Đắp vào chỗ đau. Ngoài cùng dùng băng dính giữ chặt sau 4 – 7 ngày bỏ ra thì da liền lại.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan