DƯỢC TÍNH CỦA HOA CHUỐI

Hoa chuối tên chữ Ba Hoa Tiêu, cây chuối, sách Quần phương phổ gọi là Phiến tiên, lục tiên, sách Hán thư gọi là Ba tiêu, ba thả, sách Sử ký gọi là thiên thư, ngoài ra còn có tên khác được gọi là  Hương huệ, đại diệp ba tiêu, cam lộ thụ…đây là cây cho quả, thân thảo…

Sách Bì nhã chép: Cây chuối không khi nào rụng lá, cứ 1 lá trồi ra thì có 1 lá khô đi, nên mới gọi “tiêu”. Sách bản thảo cương mục chép: Trong thân cây chuối có sợi tơ, dùng dệt vải mỏng, tục gọi là tiêu cát, lấy vải này băng bó vết thương thì rất mau lành…

Có nhiều dạng chuối như chuối tiêu gồm thanh tiêu, phật tiêu, tiểu tiêu; chuối lá cây, chuối lá, chuối mỏ quả, chuối tai mèo, chuối hột, chuối cau…

Hoa chuối, lá chuối, quả chuối, rễ cây chuối đều có thể dùng làm vị thuốc chữa bệnh, bàn về dược tính của hoa chuối:

  • Sách Điền nam bản thảo cho rằng: Hoa chuối tính ấm vị chua, mặn, chủ làm ấm dạ dày, tam đờm làm mềm u nhọt cứng, chữa đờm lạnh ngưng kết ở dạ dày, ói mửa do tim và ợ chua.
  • Sách Giang tây thảo dược cho rằng: hoa chuối tính mát vị  nhạt…
  • Sách Lĩnh nam thái dược lục cho rằng: hoa chuối chữa chứng xích – bạch lỵ có thể thông kinh…
  • Sách Phân loại thảo dược tính chép: Hoa chuối chữa chứng đầu váng, đau tức, làm tan máu.
  • Sách Nhật hoa tử bản thảo: Hoa chuối chữa chứng tim ê buốt.

Bàn về dược tính của lá chuối, quả chuối, rễ chuối và dầu chuối.

  • Sách bản thảo thái tân cho rằng: lá chuối vị ngọt đắng, tính rất lạnh, không độc, chữa tâm hỏa thiêu đốt, gan nóng sinh phong, trừ phiền giải nắng.
  • Sách Giang tây thảo dược cho rằng: Lá chuối vị nhạt, tính mát…
  • Sách Trung Quốc Dược Thực Đồ Giám cho rằng: Bị ong, mòng đốt, tước vỏ thân cây chuối hoặc lấy lá chuối giã nát đắp vào vết đốt sẽ hết đau buốt. Vỏ cây chuối hoặc lá chuối cũng có tác dụng cầm máu.
  • Sách Hiện đại thực dụng trung dược cho rằng Lá chuối làm lợi tiểu, chữa chứng cước khí, giã đắp bên ngoài làm tiêu sưng thũng.
  • Sách thực liệu bản thảo: Quả chuối non (hay chuối hột) vị chát, tính cực lạnh, chủ về giải khát, nhuận phổi, thông huyết mạch.
  • Sách Thực liệu bản thảo cho rằng rễ cây chuối chỉ trị chứng hoàng đản.
  • Sách bản thảo tòng tân cho rằng rễ cây chuối chủ thanh nhiệt, giải độc, chữa các chứng sưng độc mọc nhọt hiểm ở lưng sắp chết, chữa ban gió mẩn đỏ lan rộng, chữa chứng phong nhiệt đau đầu, báng huyết sau khi sinh, chữa chứng đái đường thèm uống nước nhiều, phát cuồng vì nóng, đái buốt ra máu, nhọt độc vỡ loét không thu miệng được.

Tuy nhiên rễ chuối theo sách Đắc phối bản thảo cho răng cực lạnh, dùng nhiều người sức cực lãnh. Người tỳ vị yếu, hoặc mắc chứng thũng độc hệ âm không dùng thuốc này.

  • Dầu chuối theo sách Bản thảo cương mục có vị ngọt, tính lạnh, không độc..
  • Sách Nhật hoa tử bản thảo cho rằng Dầu chuối tính lạnh, không độc chữa chứng phong nhiệt ở đầu, chứng phụ nữ rụng tóc, làm ngưng phiền khát và chữa chứng phỏng do nước sôi, lửa nóng.
  • Sách bản thảo đồ kinh cho rằng: Dầu chuối chủ trị chứng phong giản, khi người bệnh sùi bọt mép bắt đầu co giật muốn té cho uống ói mửa thốc ra thì cắt được cơn.
  • Sách Lĩnh nam Thái dược lục cho rằng Dầu chuối bôi thoa chữa ung thư, hạch cứng nóng, nhức.
  • Sách Tứ xuyên Trung dược chí cho rằng: Dầu chuối uống một chén nhỏ chữa được chứng nhọt độc sưng tấy nổi tia máu (hồng ti đinh sang), bôi ướt nơi đỉnh đầu giúp giảm huyết áp, đau buốt đầu óc.

Một số bài thuốc trị liệu

  1. Chữa chứng ăn không tiêu thức ăn đè lên cổ, nấc cụt, nấc cục, nôn mửa:

Dùng một trong hai phương sau:

  • Phương 1: Hoa chuối 10g, cho vào một lượng nước vừa phải nấu trong 10 phút, lọc lấy nước để nguội hòa vào 1 chung rượu trắng để uống. (Điền nam bản thảo)
  • Phương 2: Hoa chuối lượng dùng thích hợp nghiền thành bột, mỗi lần dùng 6g, uống với nước sôi còn để ấm, ngày 3 lần. (Trung Dược đại từ điển).
  1. Chữa chứng đau dạ dày:

Dùng một trong hai phương sau:

  • Phương 1: Hoa chuối, hoa trà ký sinh trên cây tiêu mỗi thứ 15g. Cho cả 2 vị vào 1 lượng nước thích hợp, nấu trong 10 phút, lọc lấy nước, để nguội thì uống. (Quý Châu bản thảo)
  • Phương 2: Hoa chuối 10g; gạo tẻ 30g; Cho hoa chuối vào cối giã thành bột, gạo tẻ vo kỹ nấu thành cháo, khi ăn cho bột hoa chuối vào khuấy đều rồi ăn. (Trung dược đại từ điển)
  1. Chữa chứng lao phổi

Hoa chuối 100g; mật ong 250g; Nghiền giã hoa chuối thành bột, cho vào mật ong khuấy thật đều, mỗi lần dùng 20 đến 50g, ngày dùng 3 lần.

  1. Chữa chứng tim ê buốt:

Hoa chuối đủ dùng đốt hay sao tồn tính, tán thành bột, mỗi lần dùng 6g, uống với nước muối nhạt, ngày 3 lần. (Nhật hoa tử bản thảo)

  1. Chữa chứng bế kinh

Hoa chuối 15g, hoa quế 5g, hoa nguyệt quý 10g. Gộp chung 3 thứ giã nát thành bột, mỗi lần dùng 10g, uống với rượu hoa cúc (hoàng tửu) hâm nóng ngày 3 lần. Nếu không có rượu hoa cúc thì uống với rượu trắng cũng được.

Ngoài hoa chuối còn có lá, rễ và quả chuối có thể chữa bệnh khác nhau

  1.  Chữa chứng Sưng độc mới phát: Lá chuối nghiền nát, tẩm nước gừng tươi đắp vào chỗ sưng tấy. (Thánh Huệ Phương)
  2. Chữa chứng phỏng nước, phỏng lửa: Lá chuối lượng vừa đủ dùng, nghiền nát nhuyễn. Nếu vết thương chưa vỡ, trộn đều là chuối đó với lòng trắng trứng gà đắp vết thương; nếu đã vỡ trộng lá chuối với dầu mè đắp vết thương. (Giang tây bản thảo)
  3. Chữa đái ra máu, đường tiểu rát buốt, lòng buồn bực: Rễ chuối 1 lạng, hạn liên tử (liên kiều) 1 lạng. Cả hai thứ gộp chung giã nát, cho vào siêu đất, đổ vào 2 tô nước , nấu còn 1tô3 thì lọc lấy nước, bỏ bã, chia đều 3 lần uống trong ngày trước bữa ăn (Thánh Huệ Phương).
  4. Chữa chứng lưng mọc nhọt độc đau đớn hoặc nhọt độc vỡ loét lâu không thu miệng: Rễ chuối lượng đủ dùng, rửa sạch, giã nát đắp vào chỗ nhọt hiểm hoặc vắt lấy nước thoa vào vết loét, ngày nhiều lần.
  5. Chữa nhọt độc sưng tấy màu vàng chạy lan: Rễ chuối lượng đủ dùng, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước thường xuyên tẩm, rửa nhọt độc, thoa vào chỗ da bị lan màu vàng. (Lãnh lư Y thoại)
  6. Chữa chứng xích du ở trẻ em: Đây là chứng đơn độc, trẻ em mắc chứng này mình bị sưng phù, tiểu tiện không thông, nếu để sắc đỏ chạy lên chạy xuống rồi lan vào tim thì chết. Để chữa chứng này, dùng một lượng rễ chuối thích hợp rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt thoa vào chỗ phong lan đỏ thì khỏi. (Tử mẫu bí lục).
  7. Chữa chứng với viêm tấy trong tai: Dùng dầu chuối nhỏ vào tai mỗi lần 2 đến 3 giọt. Ngày nhỏ 3 đến 4 lần, nhớ nghiêng cho nước chảy ra khi thấy nước đã chảy vào sâu trong tai. (Quý Châu Thảo dược).
  8. Chữa chứng động kinh ở trẻ em: Trẻ em bị lên kinh, để cắt cơn, dùng rễ chuối, bạc hà bằng lượng nhau, đủ dùng gộp chung, giã nát, vắt lấy 1 bát nước cốt nấu lên, để còn âm ấm thoa lên đỉnh đầu và tay chân của trẻ. Thoa 1 lần nếu chưa cắt được cơn, thoa thêm lần nữa. (Vệ sinh tạp chứng).

Nguồn: Đông Y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan