HOA SEN VÀ CÁC BÀI THUỐC LIÊN QUAN

Hoa sen là một loài hoa quý, không chỉ mang lại hương sắc, vẻ đẹp thánh thiện, cao quý mà hoa sen còn là một kho tạng chứa dược chất quý giá.

Sen là loài cây thủy sinh sống nhiều năm, thuộc họ thụy liên, tên khoa học là Nelumbo nucifera Gaertn.

Thân rễ hình trụ mọc trong bùn, đồng bào ta gọi là ngó sen; lá sen nhô lên khỏi mặt nước, cuống dài có gai nhỏ.

Hoa sen to đẹp có màu trắng, hồng hoặc pha trắng, pha hồng đều là lưỡng tính, đài màu lục.

Quả (hạt sen) chứa một hạt (liên nhục) không nội nhũ, hai lá mầm dày, chồi mầm (liên tâm) gồm 4 lá non gập vào phía trong.

Cây sen được trồng ở nhiều nơi trong nước ta làm cảnh, lấy hoa, lấy hạt, gạo sen ướp trà…

Hoa sen có nhiều tên gọi khác nhau: sách Thi Kinh gọi là Hà hoa; hàm hãm; sách Nhật Hoa Tử bản Thảo gọi là Liên hoa; Sách Bản thảo Kinh gọi là Thủy Chi; ngoài ra Sen còn được gọi là  Trạch chi, Thủy Hoa, Tịnh phản, Tịnh Khách. Khê khách, Lục Nguyệt Xuân…

Về dược tính của hoa Sen:

  • Sách Bản thảo Tái Tân: cho rằng Hoa sen vị đắng pha ngọt, tính mát, không độc, chủ thanh tâm, mát máu, giải nhiệt độc, chữa chứng động kinh co giật, tiêu thấp khử phong, chữa nhọt lở.
  • Sách bản Thảo Cương mục: viết hoa Sen vị đắng ngọt, tính ấm, không độc..
  • Sách Nhật Hoa Tử bản thảo cho rằng: Hoa sen tính ấm, không độc, chủ trấn tâm (giữ lòng yên tĩnh), trụ nhan (giữ vẻ mặt bình thản).
  • Sách Điền nam bản thảo ghi rằng: Hoa sen chữa phụ nữ huyết nghịch hôn mê.
  • Sách Nhật dụng bản thảo cho rằng Hoa sen làm keo đặc tinh khí.

Về dược tính của lá sen:

  • Sách Nam Dược thần hiệu cho rằng: Lá sen vị đắng tính bình, không độc, trị tâm phiền, chữa các bệnh thai sản, ghẻ lở, đậu mùa, cầm máu, cố tính, ích nguyên khí dạ dày.
  • Sách Trồng hái và dùng thuốc cho rằng: Lá sen và cuống sen vị đắng, tính mát làm thuốc cầm máu, chữa các loại xuất huyết.

Về dược tính của ngó sen (liên ngẫu):

  • Sách Nam dược thần hiệu cho rằng: Ngó sen vị ngọt, tính mát, không độc, kiêm cả bỏ và tả, thanh nhiệt, trừ phiền, giải say rượu, cầm máu, tan các chất bẩn ứ đọng trong người.
  • Sách Trồng hái và dùng cây thuốc cho rằng Ngó sen vị ngọt, có nhựa sít, tính mát dùng để làm thức ăn và làm thuốc chữa tử cung xuất huyết và di tinh, bạch đới.

Về dược tính của tua nhị  đực hoa sen (liên tu):

  • Sách Bản thảo tái tân cho rằng Tua nhị đực hoa sen vị ngọt nhạt, tính mát không độc, làm sạch hư nhiệt ở tim phổi, giải nắng trừ phiền, sinh tân (sinh nước bọt, ngưng khát).
  • Sách Bản thảo tòng tân và Y Lâm toản yếu đều cho rằng: Tua nhị đực hoa sen vị ngọt, bình mà sít…
  • Sách Bản thảo cương mục cho rằng Tua nhị đực hoa sen thanh tâm thông thận, bền tinh khí, đen râu tóc, tươi nhan sắc, bổ máu, cầm băng huyết, thổ huyết.
  • Sách Bản thảo Mông nguyên cho rằng Tua nhị đực hoa sen ích thận, đặc tinh, bền tủy.
  • Sách bản thảo Thông huyền viết rằng Tua nhị đực hoa sen chữa chứng thận suy, tinh tiết ở đàn ông, chứng băng đới ở đàn bà.

Có một lưu ý là theo sách Nhật hoa tử bản thảo: Tua nhị đực hoa sen rất khắc với địa hoàng, hành tỏi chớ nên dùng chung; Sách Bản thảo tong tân cho rằng Người tiểu tiện không thông thì kỵ dùng tua nhị đực hoa sen.

Về dược tính của Gương sen (liên phòng):

  • Sách Bản thảo cương mục cho rằng: Gương sen vị đắng chát, tính ấm, cầm băng huyết, chảy máu, nịch huyết.
  • Sách Bản thảo nguyên thủy cho rằng gương sen vị chát, tính ấm, không độc.
  • Sách Bản thảo thập di cho rằng Gương sen chủ trị chứng bang huyết đau bụng, sinh xong nhau không ra (nấu với rượu uống) chữa ăn phải nấm độc (nấu nước uống).
  • Sách Bản thảo hối ngôn viết Gương sen chữa đi lỵ ra máu, tì tiết.
  • Sách Ốc linh Bản thảo cho rằng: Gương sen đốt thành than chữa bang huyết, sảy thai non.
  • Trong Phân loại Thảo Dược tính cho rằng: Gương sen tiêu độc, khử phong, chữa chứng bối hoa (ban trái mọc ở lương).
  • Sách Lĩnh nam Thái dược lục cho rằng Gương sen chữa đầu vú bị nứt.

Về dược tính của hạt sen (liên tử):

  • Sách Bản kinh cho rằng: Hạt sen vị ngọt, tính bình chủ bổ trung, dưỡng thần, ích khí lực.
  • Sách Bản thảo mông nguyên và Bản thảo tái tân đều cho rằng hạt sen vị ngọt, tính mát, không độc.
  • Sách Bản thảo thập di chép rằng hạt sen khiến tóc đen, không già.
  • Sách Bản thảo cương mục: cho rằng Hạt sen giao tâm – thận ( thông giữa tâm và thận); hậu trường vị (làm dày dạ dày, ruột); cố tính khí (bền tinh khí); cường cân cốt (mạnh gân xương); bổ hư quyên (bổ hư, mất); lợi nhĩ – mục (Sáng tai, mắt); trừ hàn – thấp, ngừng sưng đau lá lách, chữa lỵ, xích bạch đới, phụ nữ băng huyết và các bệnh về máu.
  • Sách Bản thảo bị yếu cho rằng Hạt sen thanh tâm trừ phiền, giúp ăn ngon và tiêu hóa tốt, chuyên trị chứng lỵ cấm khẩu.
  • Điền Nam bản thảo, và sách Thực y Tâm Kính cho rằng hạt sen chủ thanh tâm giải nhiệt.
  • Sách Mạnh Tân cho rằng: Hạt sen chủ chữa ngũ tạng bất túc, bên trong bị thương tổn nặng khí tuyệt, lợi ích cho 12 kinh mạch khí huyết.

Lưu ý khắc kỵ: Người trong bụng trướng kết, đại tiện táo tránh dùng hạt sen; Sách Tùy tức Cư ẩm thực phổ: người mới chớm cảm mạo, người mắc bệnh sốt rét, mắc chứng hoàng đản (da vàng), chứng cam độc, chứng trĩ, đầy chứng khí kết thành hòn trong bụng, đái nhắt ra máu, ăn không tiêu, mơi sinh nở đều không nên dùng hạt tiêu. Sách Bản thảo thập di cho rằng: ăn quá nhiều hạt sen sống sẽ sinh chướng bụng, ăn quá nhiều hạt sen chín sẽ khó đại tiện.

Về dược tính của vỏ hạt sen:

  • Sách bản Thảo Tái Tân cho rằng: vỏ hạt sen vị đắng chát, tính mát, không độc, chữa chứng tim, dạ dày hư hỏa, tách thấp nhiệt ở ruột.
  • Sách Dược Phẩm Hóa nghĩa cho rằng: Vỏ hạt sen vị chát, có tính thu gom (năng liễm), sau khi mất máu do bất cứ nguyên nhân nào, dùng bỏ hạt sen phụ với sâm bổ tì âm, khiến gom máu về kinh.

Về dược tính tính của tim sen (liên tâm):

  • Sách Bản thảo cương mục cho rằng: Tim sen vị đắng, tính lạnh, không độc…
  • Sách Thực tính bản thảo cho rằng tim sen sống giã thành bột, mỗi lần uống 3 đồng cân với nước cháo, chữa chứng thiếu máu.
  • Sách Bản thảo tái tân cho rằng: tim sen thanh tâm hỏa, bình can hỏa, tả tì hỏa, giảng phế hỏa, tiêu nắng trừ phiền, sinh nước miếng ngưng khát, chữa mắt sưng đỏ.
  • Sách Y lâm toản yếu cho rằng: Tim sen tả tâm (thông tim), kiên thận (bền thận).
  • Sách Đại Minh Nhất thống chí cho rằng Tim sen thanh tâm, khử nhiệt.

TRỊ LIỆU

  1. Chữa chứng mặt nổi ban: có thể dùng 1 trong 2 phương:
  • Phương 1: Hoa sen lượng dùng thích hợp, cam du (glycerine). Hoa sen giã nhỏ thật mịn, hòa với cam du khấy đều thoa lên mặt.
  • Phương 2: Hoa sen 10g; hoa nguyệt quý 5g; trà xanh (lục trà) 15g; Chia làm 3 đến 5 lần dùng. Khi dùng cho phần hỗn hợp hoa trà này vào tách rót nước sôi để còn âm ấm thì uống – Bách hoa trị bách bệnh.
  1. Chữa chứng Ói ra máu sau khi bị ngoại thương: có thể dùng 1 trong 2 phương:
  • Phương 1: Hoa sen 30g, nghiền thành bột, mỗi lần dùng 3g, uống với rượu cúc (có thể thay bằng rượu trắng), ngày uống 2 lần – Y phương trích yếu.
  • Phương 2: Nước cất hoa sen (hà hoa lộ) 50ml, hòa với 1 lượng nước sôi để còn âm ấm uống, ngày uống 2 – 3 lần – Bách hoa trị bách bệnh.
  1. Chữa chứng băng lậu:

Hoa sen, hoa lăng tiêu lượng bằng nhau, đủ dùng, gạo nếp 50g; cho cả hai thứ hoa vào một cái cối sạch, giã thật nhỏ mịn. Gạo nếp vo kỹ, nấu thành cháo. Khi ăn cháo, cho 1 thìa canh bột hoa vào cháo khuấy thật đều trước khi ăn – Bách hoa tri bách bệnh.

  1. Chữa chứng thiên bào sang: chứng bệnh trên da phát sinh những mụn nước mọng, màu hồng, người phát sốt đau nhức: Dùng cánh hoa sen tươi giã nát thành bùn nhão rồi đắp vào mụn nước.
  2. Chữa chứng trúng nắng: có thể dùng nước cất hoa sen 10ml hoài với 1 lượng nước đun sôi để nguội uống hoặc dùng hoa sen tươi 30g, kim ngân hoa 50g; gộp chung hai thứ hoa cho vào lượng nước thích hợp nấu sôi kỹ để nguội uống. Hai phương thuốc trên vào mùa hè nắng gắt làm uống thuốc phòng ngừa trúng nắng – Bách hoa trị bách bệnh

PHỤ THÊM

  1. Chữa chứng phổi tổn thương, khạc ra máu: Lá sen khô tán thành bột, mỗi ngày uống 2 đồng cân với nước cơm (hay cháo loãng), ngày uống 2 lần đến khỏi thì thôi – nam dược thần hiệu.
  2. Chữa chứng đầu gối và bàn chân sưng đau: Lá sen, cảo bản bằng lượng nhau, nấu nước ngâm rửa sẽ hết – nam dược thần hiệu.
  3. Chữa chứng rong huyết ở phụ nữ: Lá sen (đốt tán nhỏ) 5 đồng cân, bồ hoàng (cỏ nến) sao khô 1 lạng, hoàng cẩm 1 lạng. Cả 3 thứ gộp chung, giã nhỏ mịn, mỗi ngày uống 3 đồng cân với rượu, uống khi đói, rất hay – Nam dược thần hiệu.
  4. Chữa chứng Thương hàn ở phụ nữ có thai: Dùng lá sen non (còn cuống chưa nở) sấy khô, bột vỏ hến 5 đồng cân rưỡi. Lá sen non tán thành bột, gộp chung với vỏ hến trộn thật đều, mỗi lần uống 2 đồng cân với nước mới múc ở dưới giếng lên (tân cấp thủy), cho vào một ít mật mía hay đường cho dễ uống và đắp lên bụng là khỏi – Nam dược thần hiệu.
  5. Chữa chứng động thai ra nước vàng: dùng cuống lá sen khô 1 cái, nướng tán thành bột, uống với 1 chén nước vo gạo nếp là khỏi – Nam dược thần hiệu.
  6. Chữa rau sót không ra dùng Lá sen sao thơm, tán thành bột, mỗi lần uống hai đồng cân với nước tiểu trẻ em (bé trai 6,7 tuổi, nhớ bỏ vài giọt đầu khi tiểu), nhau thai sẽ ra – Kinh nghiệm dân gian.
  7. Chữa ho khạc ra máu đặc hoặc mủ lẫn máu ở trẻ em dùng lá sen sao khô, hoa hòe sao qua. Gộp chung cả hai vị nghiền thành bột, mỗi lần uống với nước tiểu trẻ em – Nam dược thần hiệu.
  8. Chữa chứng phát nhiệt người nóng khát nước lâu ngày không khỏi: Ngó sen tươi lượng dùng thích hợp, rửa sạch, giã vắt lấy nước cốt, hòa với mật ong khuấy đều uống 3 lần, rất hay – nam dược thần hiệu.
  9. Chữa chấn thương do bị đánh, ngã gây ứ huyết ở trong ngực, nhổ ra nước bọt có máu dùng Ngó sen lượng thích hợp, phơi khô, tán thành bột, mỗi lần uống 2 đồng cân với rượu, ngày uống 2 lần rất hay. Nếu không có ngó sen khô, có thể dùng ngó sen tươi sắc thật đặc, hòa với rượu uống, bã đắp vào chỗ vết thương cũng rất hay – Nam Dược thần hiệu.
  10. Chữa trĩ mạch lươn nặng nhiều năm không khỏi: Tua nhị đực hoa sen 1 lạng rưỡi, hạt bìm bìm đen tán nhỏ rây lấy lướp bột mịn 1 lạng rưỡi; đương quy 5 đồng cân. Tua sen, đương quy gộp chung giã nhỏ mịn trộn đều với bột bìm bìm, mỗi lần dùng 2 đồng cân, uống với rượu vào lúc đói, chỉ trong 5 ngày là kiến hiệu, khi dùng phương thuốc này phải kiêng ăn các thứ cay nóng – nam dược thần hiệu và tôn thiên nhân tập hiệu phương.
  11. Chữa chứng rong kinh: Gương sen khô lâu năm, lượng đủ dùng, đốt tồn tính, nghiền thành bột, mỗi lần dùng 2 đồng cân, uống với rượu hâm nóng – Phụ nhân kinh nghiệm phương.
  12. Chữa sảy thai chảy máu không dứt: dùng Gương sen lượng vừa đủ dùng, đốt tồn tính, tán thành bột, hòa đều với hồ bột mỳ vê thành viên bằng hạt đỗ xanh. Mỗi lần uống 100 viên với rượu nóng, hoặc nước canh nóng – chu thị tập nghiệm phương.
  13. Chữa chứng Sau khi sinh nhau không ra dùng Gương sen 1 cái nấu với rượu nếp uống nhau sẽ ran gay – Lĩnh nam Thái dược lục.
  14. Chữa chứng Băng huyết ở thiếu nữ chưa chồng dùng Gương sen đốt tồn tính, kinh giới cả cây sao khô lượng dùng bằng nhau, vừa đủ thành thuốc, giã thành bột. Mỗi lần uống 3 đồng cân với nước cháo loãng hoặc nước cơm, uống vào trước bữa cơm – Thánh Huệ Phương.
  15. Chữa chứng đái ra máu dùng Gương sen lượng đủ dùng, đốt tồn tính tán thành bột, thêm vào chút xạ hương. Mỗi lần uống 2 đồng cân rưỡi với nước cháo loãng, ngày 2 lần – Kinh nghiệm phương.
  16. Chữa chứng núm vú bị nứt dùng Gương sen lượng đủ dùng, sao, tán thành bột thoa dày lên núm vú bị nứt – Lĩnh nam Thái Dược Lục.
  17. Chữa chứng Lỵ lâu ngày không khỏi dùng Hạt sen già (bỏ tim) 2 lạng, giã thành bột. Mỗi ngày uống một đồng cân với nước cháo gạo cũ (trần mễ) – Thế y Đắc Hiệu Phương.
  18. Chữa chứng Lỵ Cấm Khẩu dùng 1 trong 2 phương thức sau:
  • Phương 1: hạt sen tươi (bỏ vỏ) 1 lạng, hoàng liên 5 đồng cân, nhân sâm 5 đồng cân. Nấu đặc, chốc chốc hớp một chút, dùng hết thuốc trong 1 ngày – Bản thảo Kinh sớ.
  • Phương 2: Hạt sen lượng đủ dùng, bóc bỏ vỏ, giã thật nát. Mỗi lần dùng 2 đồng cân, hòa với nước cháo loãng uống – Bách Nhất Tuyển Phương.
  1. Chữa chứng Tâm Kinh bị hư nhiệt, đi tiểu đỏ đục: Hạt sen lột bỏ vỏ, giữ tim sen 6 lạng, cam thảo nướng 1 lạng, gộp chung cả hai thứ giã thành bột. Mỗi lần dùng 2 đồng cân, uống với nước nấu cỏ bấc đèn (đăng tâm thảo) – Nhân trai trực chỉ phương.
  2. Chữa chứng Nước tiểu trắng đục, mộng tinh, di tinh dùng hạt sen bỏ vỏ, ích trí nhân, xương rồng loại 5 màu bằng lượng nhau. Gộp chung cả 3 vị, giã thành bột. Mỗi lần dùng 2 đồng cân, uống vớiChữa chứng dạ dày không tiêu hóa được nôn ra thức ăn dùng hạt sen bỏ vỏ lượng đủ dùng, giã thành bột, trộn thêm một ít đậu khấu uống với nước cháo nóng – Nhân trai trực chỉ phương.
  3. Chữa tỳ hư tiêu chảy lâu năm dùng hạt sen già bóc vỏ tím, sao vàng tán nhỏ, liều dùng 2 đồng cân, nấu gạo lâu năm (trần mễ) lấy nước uống với bột hạt sen này, uống lúc đói, rất hay – Nam Dược thần hiệu.
  4. Chữa chứng bỗng nhiên mắt sưng đỏ dùng hạt sen bóc vỏ 1 vốc, tán nhỏ, nấu cháo với gạo tẻ ăn thường xuyên, rất hay – Nam dược thần hiệu.
  5. Chữa chứng phiền nóng, khát nước không ngớt ở trẻ em: hạt sen già 50 hạt, bóc bỏ vỏ, bỏ tim sao qua; bèo cái 2 đồng cân rưỡi, gừng sống 2 lát. Sắc với 1 lượng nước vừa phải, uống làm hai lần – Nam Dược thần hiệu.
  6. Chữa chứng Lỵ cấm khẩu, nấc cụt, không ăn được ở trẻ em dùng Hạt sen lượng đủ dùng, bỏ tim, tán nhỏ. Mỗi lần uống một đồng cân với nước cơm có thể thêm vào một lượng hoài sơn (củ mài) bằng lượng hạt sen, gộp chung tán nhỏ uống càng hay – nam dược thần hiệu.
  7. Chữa lao tâm thổ huyết: Tim sen, gạo nếp lượng bằng nhau, đủ dùng. Gộp chung tán thành bột, uống với rượu – Bách nhất tuyển phương.
  8. Chữa chứng di tinh dùng Tim sen lượng đủ dùng, phơi khô, tán thành bột. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 1 đồng cân với nước cháo loãng – Y lâm toản yếu.

Nguồn: Đông Y Thiện Tri Thức tổng hợp.

 

 

 

Bài viết liên quan