TĂNG HUYẾT ÁP – CĂN BỆNH NGUY HIỂM THƯỜNG GẶP

Tăng huyết áp ngày nay được coi là bệnh truyền nhiễm không lây, tỷ lệ người mắc bệnh này ngày càng có xu hướng gia tăng do thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống không phù hợp như ít vận động, ăn uống không điều độ, sử dụng nhiều chất béo và sử dụng nhiều sản phẩm ăn nhanh.

Trước đây người ta thường dùng khái niệm cao huyết áp nhưng sau này đã được chuyển sang khái niệm tăng huyết áp để chỉ chính xác hơn tình trạng, sự đa dạng về nguyên nhân và diễn biến phức tạp của bệnh.

Hệ quả của tăng huyết áp là không nhỏ cho bản thân người mắc cho đến là gánh nặng cho toàn xã hội với những hậu quả nguy hiểm như: tai biến mạch não, suy tim…

Vậy Tăng huyết áp là bệnh như thế nào?

Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) và Hiệp hội tăng huyết áp quốc tế  thì người được gọi là có tăng huyết áp khi có huyết áp động mạch tối đa (huyết áp tâm thu) có chỉ số từ 140mmHg trở lên và/hoặc huyết áp động mạch tối thiểu (huyết áp tâm trương) có chỉ số từ 90mmHg trở lên với ít nhất hai lần đo liên tiếp với tư thế ngồi khác nhau.

Có nhiều cách phân loại rất hữu ích cho chẩn đoán và điều trị. Tuy nhiên, cách phân loại chính là dựa vào mức độ tăng huyết áp (trị số huyết áp) và dựa vào nguyên nhân (tăng huyết áp nguyên phát hay thứ phát). Huyết áp động mạch có sự khác biệt giữa ngày và đêm, giữa nam và nữ; giữa các độ tuổi; hai người có chỉ số huyết áp giống nhau nhưng đôi khi bệnh tình được tiên lượng lại khác nhau.

Trong đa số trường hợp, bệnh nhân có tăng huyết áp thường tăng cả huyết áp tâm thu và tâm trương nhưng cũng có một số trường hợp chỉ tăng đơn độc một chỉ số.

Tiền tăng huyết áp

Theo thống kê có khoảng 15% ca tử vong do bệnh mạch vành có liên quan đến huyết áp, xảy ra ở những đối tượng có mức huyết áp ở khoảng này.

Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng  những người có mức huyết áp bình thường cao hay tiền tăng huyết áp có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ hơn những người có mức huyết áp thập hơn. Nhóm này cũng có thể tiến triển thành tăng huyết áp thực sự (≥ 140/90mmHg).

Tăng huyết áp ác tính. Khái niệm này ngày nay ít dùng vì nó không hoàn toàn chính xác, tuy nhiên khái niệm này vẫn rất có ý nghĩa khi đánh giá tính khẩn cấp của tăng huyết áp vì nó làm thay đổi đáng kể diễn biến của bệnh.

Nguyên nhân thường gặp của tăng huyết áp:

  • Nguyên nhân tại thận: viêm thận cấp, viêm thận mạn, thận đa nang, ứ nước bể thận, bệnh mạch thận.
  • Nguyên nhân do nội tiết: Cường aldosteron tiên phát, phì đại tuyến thượng thận bẩm sinh, hội chứng cushing, tăng canxi máu, to đầu chi.
  • Một số nguyên nhân khác như: hẹp động mạch chủ, nhiễm độc thai nghén, bệnh tăng hồng cầu, nguyên nhân thần kinh, rối loạn chuyển hóa.

Chẩn đoán tăng huyết áp cần dựa vào các yếu tố sau:

  • Đo huyết áp cho bệnh nhân khi người bệnh đã được nghỉ ngơi ít nhất vài phút trước khi đo.
  • Đo ít nhất 2 lần, cách nhau tối thiểu 5 phút, nếu chên nhau trên 5mmHg thì cần đo lần 3 lấy giá trị trung bình.
  • Đối với bệnh nhân cao tuổi và đái tháo đường cần đo tư thế đứng kiểm tra khả năng tụt huyết áp tư thế ở ngời bệnh.

Triệu chứng của tăng huyết áp phụ thuộc vào các giai đoạn của bệnh:

Trong giai đoạn đầu tiên: người bệnh thường không có dấu hiệu  thực thể nào .

Trong gian đoạn 2: người bệnh có thể xuất hiện dày thất trái, hẹp động mạch võng mạc, có protein niệu và/hoặc creatinin huyết tương tăng nhẹ. Có thể xuất hiện cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận và có cơn tăng huyết áp ác tính.

Trong giai đoạn 3: người bệnh có thể có tổn thương thực thể ở các cơ quan khác nhau: suy tim trái, có thể có xuất huyết não, xuất huyết võng  mạc có thể có hoặc không tình trạng phù gai thị.

Điều trị tăng huyết áp là việc làm rất cần thiết mới mục tiêu giảm nguy cơ tai biến và tử vong cho người bệnh, kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ và các bệnh đi kèm. Nguyên tắc điều trị tăng huyết áp là điều trị lâu dài, nên kết hợp điều trị thuốc với chế độ sinh hoạt hợp lý, từ từ đưa huyết áp về mức mục tiêu, sử dụng thuốc ít tác dụng phụ và phù hợp với đối tượng bệnh.

Ngoài việc phải dùng thuốc theo phác đồ điều trị của thày thuốc, người bệnh cần theo dõi sức khỏe và có điều chỉnh thói quen sinh hoạt cho phù hợp: ngừng hút thuốc lá, nếu có thừa cần nên giảm cân, không sử dụng rượu bia, chất kích thích; hạn chế ăn mặn và tăng cường hoạt động thể lực.

Vì vậy, để công cuộc phòng chống tăng huyết áp thu được những hiệu quả thực sự thì phía người bệnh cần nâng cao nhận thức cũng như hiểu biết căn bản về bệnh để có thể phối hợp với thày thuốc trong điều chỉnh lối sống và tuân thủ yêu cầu điều trị của thày thuốc

Đông Y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan