BỆNH NHA CHU

Bệnh nha chu là bênh phổ biến chiếm tỷ lệ cao trong cộng đồng và có thể gặp ở bất kỳ một lứa tuổi hay vùng  miền nào.

Bệnh nha chu có liên quan với các bệnh khác ở miệng và toàn thân cũng như sự liên quan với môi trường sống. Không có bệnh nào thuần túy hay riêng biệt xuất hiện ngẫu nhiên mà thường là do sự xáo trộng. mất cân bằng tại chỗ như răng mọc lệch, sâu răng, răng giả… hoặc toàn thân như suy dinh dưỡng, tiểu đường.

 Vậy bệnh nha chu là gì?

Theo định nghĩa thì bệnh nha chu là bệnh phá hủy những cơ cấu thành phần nâng đỡ răng như nướu, dây chằng nha chu , ximăng gốc răng và xương ổ răng.

  • Nướu răng là niêm mạc miệng, còn gọi là niêm mạc nhai, bao bọc xung quanh ổ răng, ôm sát cổ răng. Bình thường có màu hồng nhạt, rẵn chắc, bề mặt có lấm tấm màu da cam.
  • Dây chằng nha chu: là cấu trúc mô liên kết sợ bao bọcquanh gốc răng, nối gốc răng vào xương ổ răng.
  • Ximăng gốc răng: lớp xương do mô liên kết tạo ra bao bọc mặt ngoài gốc răng.
  • Xương ổ răng: là phần xương hàm, gồm một vách xương mỏng xốp bao cứng chung quanh gốc răng là nơi để các dây chằng nha chu bám vào.

Như vậy bị bệnh nha chu sẽ làm tổn thương cả bốn yếu tố trên, nguyên nhân chính gây ra tình trạng này gồm cho nguyên nhân tại chỗ và nguyên nhân tổng quát.

  • Nguyên nhân tại chỗ: có thể do vi khuẩn quanh răng làm yếu tố khởi phát và kéo dài phản ứng viêm như: cao răng; mắc kẹt thức ăn trong khoảng rỗng giữa các răng, thường xuyên sử dụng đường mà không vệ sinh sạch sẽ.
    • Có sang chấn do khớp cắn: bị lệch khớp,xáo trộng răng như moc lệc, trám răng.

Về nguyên nhân tại chỗ chủ yếu do vệ sinh răng miệng không sạch dễ gây tích tụ mảng bám vi khuẩn.

  • Nguyên nhân toàn thân như có rối loạn nội tiết gây tiểu đường, phụ nữ có thai, dậy thì, rối loạn cân bằng đện giải; Bệnh ác tính như ung thư máu hoặc những bệnh nhiễm khuẩn như viêm miệng, zona, herpes; Suy dinh dưỡng do thiếu vitamin trầm trọng; một số yếu tố miễn dịch.
  • Một số yếu tố nguy cơ có thể mắc của bệnh nha chu như: tuổi và giới; các yếu tố xã hội, kinh tế kém phát triển; chế độ ăn uống và sinh hoạt kém làm tăng mức độ trầm trọng của bệnh.
  • Một số dạng bệnh do nha chu
  • Viêm nướu: chảy máu nướu, nướu có màu đỏ sẫm hoặc xanh xám, xưng đỏ căng bong nướu, người bệnh có đau nhức nếu có tình trạng viêm cấp hoặc chỉ ngứa nhẹ ở nướu; tăng tiết dịch nướu và dịch viêm.
  • Viêm nha chu phá hủy: dạng viêm này có dấu hiệu giống của viêm nướu ngoài ra còn thấy răng lung lay; đặc biệt có thể xuất hiện túi nha chu. Viêm dạng này có thể để lại các biến chứng nếu không điều trị kịp thời: viêm khớp răng, viêm tủy đảo ngược, áp xe nha chu, viêm mô tế bào, viêm xương hàm…

Dự phòng là biên pháp hữu hiệu bảo vệ răng cho mọi người trong cộng dồng để răng tồn tại suốt đời.

  • Dự phòng cấp 0: nâng cao mức sống của người dân, tuyên truyền phòng bệnh.
  • Dự phòng cấp 1: khi bệnh chưa xảy ra: gióa dục sức khỏe để cải thiện vệ sinh răng miệng, khám răng và lấy cao răng định kỳ phát hiện sớm tổn thương, trám răng sâu, khắc phục hình sai.
  • Dự phòng cấp 2: khi xuất hiện triệu chứng của bệnh cần đi khám lấy cao răng, điều trị túi nha chu rộng.

Đông y Thiện Trr Thức tổng hợp

Bài viết liên quan