TRẺ SUY DINH DƯỠNG

1. Tổng quan

Suy dinh dưỡng là tình trạng chậm lớn, chậm phát triển và là điều kiện thuận lợi dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn, nếu nặng có thể tử vong.

Ở nước ta, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đã được cải thiện đáng kể nhờ sự nỗ lực của ngành y tế và toàn xã hội.

Theo y học hiện đại thì suy dinh dưỡng chủ yếu được đề cập là tình trạng thiếu Protein – năng lượng. Điều trị suy dinh dưỡng là vấn đề toàn diện về thuốc, ăn uống và chăm sóc đảm bảo chế độ ăn phù hợp về số lượng, chất lượng, tỷ lệ trong đó sữa mẹ là quan trọng nhất với trẻ còn bú.

Theo y học cổ truyền, Suy dinh dưỡng thuộc phạm vi chứng Cam.

2. Triệu chứng và nguyên nhân

Triệu chứng: trẻ da thịt gày róc, bụng chướng to (bụng ỏng, đít beo), ăn uống kém, có thể kèm theo tả lỵ.


Nguyên nhân chủ yếu:

  • Ăn uống thất thường, ăn nhiều chất béo ngọt, sống lạnh khó tiêu.
  • Ốm đau nhiều lần hoặc kéo dài.
  • Dùng thuốc tả hạ hoặc thuốc thổ không đúng.
  • Bẩm thụ yếu ớt, đẻ non, mẹ thiếu kinh nghiệm nuôi dưỡng.

Luận: Trẻ em thể chất còn non yếu, tỳ vị bất túc. Các nguyên nhân trên làm chính khí của trẻ càng giảm sút, tỳ vị bị tổn thương. Công năng tỳ vị rối loạn, thức ăn không tiêu, tích trệ thành chứng Cam. Thức ăn tích trệ làm bụng chướng to, lâu ngày tỳ vị hư dần, không vận hóa được thức ăn, nguồn hóa sinh ra khí huyết giảm sút, không cung cấp đủ nguyên liệu cho cơ thể dẫn đến cơ bắp teo dần, trí lực giảm sút, chậm phát triển. Chính khí và vệ khí kém dẫn đến trẻ dễ mắc bệnh, bệnh nặng càng thêm nặng. Tỳ vị hư làm trẻ ăn uống kém, chán ăn có thể kèm theo tả lỵ.

3. Phân loại

Y học hiện đại phân thành 3 dạng suy dinh dưỡng theo mức độ I (80% – 75% cân nặng chuẩn), Độ II (còn 75 đến 60% cân nặng chuẩn), Độ III (còn dưới 60% cân nặng chuẩn) trong đó mức III là mức độ nặng nhất

Y học cổ truyền phân bệnh theo nhiều loại như theo âm dương ngũ hành. Theo triệu chứng nổi bật…trong đó phân loại theo diễn biến bệnh được dùng nhiều nhất. Theo cách này chứng Cam được phân loại thành 3 thể loại chính:

  • Thể cam tích.
  • Thể tỳ hư.
  • Thể khí huyết hư.

Y học cổ truyền có thể tham gia điều trị cả ba độ suy dinh dưỡng khi chưa có biến chứng,, việc điều trị này phải toàn diện, gồm cả chế độ ăn và chăm sóc. Với suy dinh dưỡng độ III có biến chứng như khô loét giác mạc, mảng sắc tố…bệnh thường nặng nguy cơ tử vong cao do bội nhiễm hoặc biến chứng nên điều trị và theo dõi bằng y học hiện đại

4. Điều trị bệnh theo y học cổ truyền

Thể Cam tích

  • Triệu chứng: Trẻ gày róc, bụng to trướng cứng nổi gân xanh, người bứt rứt khó chịu, da nóng, thỉnh thoảng sốt về chiều. Ăn kém, lười ăn. Đại tiện lúc táo, lúc lỏng, phân khắm, lổn nhổn, sống phân, đái khai. Ra mồ hôi nhiều, mồ hôi trộm. Rêu lưỡi dày nhớt, giữa vàng, mạch trầm hoạt, chỉ văn tay tía trệ.
  • Điều trị bằng phép: Tiêu thực kiện tỳ: Tiêu thực hoàn

Sơn tra

12g

La bạc tử

6g

Thần khúc

6g

Trần bì

6g

Hoài sơn

12g

Bán hạ

6g

Liên kiều

6g

 

 

Sắc uống ngày 1 thang; hoặc theo tỷ lệ trên tăng lượng, tán bột mịn, hoàn viên uống 2 đến 4g/ lần, uống hai lần một ngày

Thể tỳ hư

  • Triệu chứng: Mệt mỏi, gày còm, sắc mặt vàng ải, cơ nhục nhẽo. Lúc ngủ mắt nhắm không kín. Chán ăn, thích ăn đất. Tiếng khóc nhỏ yếu. Đại tiện phân sống nát, kéo dài 3 đến 4 lần/ ngày. Bụng hơi chướng, ấn mềm. Lưỡi bệu nhợt, rêu cáu dày. Mạch trầm tế vô lực, chỉ văn tay hồng nhạt.
  • Điều trị bằng phép Bổ tỳ ích khí, kiêm tiêu thực: Sâm Linh bạch truật tán

Đẳng sâm

10g

Biển đậu

8g

Bạch linh

8g

Cát cánh

4g

Bạch truật

10g

Cam thảo

4g

Hoài sơn

10g

Sa nhân

4g

Liên nhục

10g

 

 

Gia Sơn tra 6g, Thần khúc 6g để tăng tác dụng tiêu ích.

Sắc uống ngày 1 thang hoặc theo tỷ lệ trên tặng lượng, tán bột mịn uống 6 – 8g/ lần với nước Đại táo, uống ngày 2 lần.

Hoặc dùng Cốm bổ tỳ

Đẳng sâm

10g

Biển đậu

8g

Ý dĩ (sao)

8g

Cốc nha

4g

Nhục đậu khấu

10g

Trần bì

4g

Hoài sơn

10g

Sa nhân

4g

Liên nhục

10g

 

 

Tán bột làm cốm (có thê dùng dạng hòa tan) uống 12 đến 20g/ ngày tùy lứa tuổi. Bài này cũng thể dùng cho trẻ có tiêu chảy nữa.

Thể khí huyết hư:

  • Triệu chứng: gày yếu, da khô, sắc mặt tái nhợt, tinh thần ủ rũ, không chịu chơi. Tiếng khóc nhỏ yếu, tóc khô thưa hung dựng ngược, chân tay lạnh. Ăn uống kém, đại tiện phân lúc táo lúc lỏng. Thỉnh thoảng sốt cơn, lúc sốt môi khô hồng, còn thường môi nhợt. Mạch trầm nhược, có lúc trầm tế sác.
     
  • Phép điều trị bằng bổ khí dưỡng huyết kiêm kiện tỳ: Bát trân thang gia giảm

Đẳng sâm

12g

Xuyên khung

12g

Bạch linh

12g

Đương quy

12g

Bạch truật

12g

Thục địa (nướng)

12g

Cam thảo

6g

Bạch thược

12g

- Sắc với 3 lát sinh khương (gừng tươi) và 2 quả đại tạo uống trước bữa ăn.

- Nếu có phù ăn cháo ý dĩ hoặc gia Sa tiền 12g, đan tâm 8g để dưỡng can minh mục.

- Nếu có loét giác mạc gia thêm kỳ tử 8g, cúc hoa 8g để dưỡng can minh mục.

- Nếu loét miệng gia thêm Ngọc trúc 10g, Hoàng liên 4g; Thang ma 6g; để thanh nhiệt giải độc, hoặc bôi chỗ loét bằng mật ong hay bột tưa.

- Xuất huyết dưới da uống thêm Sâm tam thất bột 2 đến 4 g.

Nếu thiên về âm hư huyết nhiệt sinh triều nhiệt, đạo hãn, lòng bàn tay chân nóng, môi khô hồng đại tiện táo, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác thay Đảng Sâm bằng sa sâm, thục địa bằng sinh địa, gia thêm Đan bì 12g, Tri mẫu 8g, Miết giáp 12g để dưỡng âm thanh nhiệt.

5. Một số bài thuốc kinh nghiệm khác

  • Bài 1 dùng Kê nội kim 40g; Sơn tra 120g; Thần khúc 120g; Cốc nha 8g; Tán nhỏ uống 2 đến 4 g/lần, uống ngày 2 lần hoặc sắc uống.

Hoặc chỉ dùng kê nội kim 2 g nghiền nhỏ uống với nước sôi.

  • Bài thuốc 2 Cam tích tán: Kê nội kim 40g; Sơn tra 120g; Thần khúc 120g; Mạch nha 120g. Tán bột mịn uống ngày 2 đến 4g một lần, uống ngày 3 lần.

Các bài thuốc trên cần có sự tư vấn của thày thuốc, không nên tùy tiện dùng thuốc. Đối với y học cổ truyền cần điều trị thời gian dài, ít nhất 3 tháng để có kết quả bền vững. Ngoài thuốc trẻ cần được điều trị toàn diện bằng chế độ ăn, chăm sóc đầy đủ và đúng cách.

Đông Y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan