TRẺ ĐÁI DẦM- ĐIỀU TRỊ BẰNG Y CỔ TRUYỀN

I.TỔNG QUAN

Đái dầm là tình trạng trẻ em trên 3 tuổi ngủ đêm còn đái ra quần lúc tỉnh dạy mới biết. Thông thường trẻ ở độ tuổi này đã có thể kiềm chế được bàng quang nhưng nhiểu trẻ không có khả năng này cho đến 5 đến 7 tuổi thậm chí hơn. Có khoảng 10 đến 20% trẻ 9 đến 10 tuổi vẫn bị. Điều này vẫn có thể tái diễn dù thần kinh trẻ đã hoàn thiện.

II. Nguyên nhân và luận

Theo y học hiện đại, có hai dạng nguyên nhân:

  • Đái dầm cơ năng do rối loạn thần kinh chức năng, do môi trường sống thay đổi hoặc là do nhiễm ký sinh trùng đường ruột như giun kim.

  • Đái dầm thực thể do rối loạn cơ thắt bàng quang hoặc dị tật phần dưới cột sống phối hợp với khuyết tật thần kinh.

Theo Y học Cổ truyền Đái dầm thuộc phạm vi chứng di niệu (niệu sàng) của YHCT

Nguyên nhân và luận trị theo YHCT

  • Nguyên nhân và biện chứng luận trị: Do tiên thiên bất túc hoặc hậu thiên bất điều, đến nỗi thận dương không đủ, hạ nguyên hư lạnh sinh đái dầm. Thận chủ bế tàng, khai khiếu ở tiền âm hậu âm, có chức năng điều khiển đại tiểu tiện. Bàng quang chủ tàng trữ tân dịch, có công năng hóa khí lợi thủy khiến cho tiểu tiện đúng giờ. Nếu thận và bàng quang đều hư, không chế ước được đường nước sẽ gây ra đái dầm. Mặt khác phế hư không thông thống nhiếp được khí, khí hư hãm xuống, công năng phân bố khí và tân dịch bị trở ngại. Phế và thận là hai tạng có quan hệ mẹ con, phế khí hư ở trên làm thận ở dưới cũng bị ảnh hưởng mà hư, nguyên khí suy kiệt không chế ước được sinh đái dầm.
     

  • Phân thể: Lâm sàng thường gặp hai thể:

    • Thận khí hư hàn, hay thận dương bất túc hoặc hạ nguyên hư hàn.

    • Tỳ phế khí hư.

YHCT có khả năng điều trị đái dầm cơ năng, còn đái dầm thực thể chỉ có thể hỗ trợ.

III. Điều trị bằng YHCT

Thể thận khí hư hàn

  • Triệu chứng: Đái dầm một hoặc nhiều lần trong đêm, thường kèm theo ngủ mê. Lưng đau mỏi chân tay lạnh, sắc mặt nhợt, nước tiểu trong dài, chất lưỡi nhợt bệu, mạch trầm trì vô lực.

  • Phép điều trị: Ôn thận cố sáp.

  • Bài thuốc: BÁT VỊ HOÀN GIA GIẢM (Kim quỹ yếu lược)

Thục địa

12g

Đan bì

8g

Hoài sơn

12g

Bạch linh

6g

Nhục quế

6g

Trạch tả

12g

Sơn thù

12g

 

 

Làm hoàn, uống 12 – 16g/ngày chia làm hai lần hoặc làm thang sắc uống ngày một thang.

Gia tang phiêu diêu 12g để ích thận bổ hư, chỉ di niệu.

Ích trí nhân 12g để ôn thận nạp khí.

Ngũ vị tử 8g để cố tính sáp niệu.

Hoặc dùng:

SÚC TUYỀN HOÀN

Ô dược

20g

Hoài sơn

60g

Ích trí nhân

20g

 

 

Dùng bột Hoài sơn (sắc với rượu) làm hồ, các vị khác tán bột, hoàn viên 2g/viên, uống 3 viên/lần x 2 lần/ngày với nước muối nhạt.

Một số biện pháp không dùng thuốc như châm cứu hoặc xoa bóp; Có thể sử dụng luân phiên các cách làm như:

  • Day nhẹ vùng Đan điền (dưới rốn) 30 vòng, đến khi vùng da này hồng lên, kết hợp với xoa Quan nguyên, Trung cực trước khi đi ngủ. Làm khoảng 10 phút, day và xoa đều theo chiều kim đồng hồ.
  • Xát vùng thắt lưng: Dùng gốc bàn tay xát từ phải sang trái và ngượi lại khoảng 30 lần đến khi vùng da này hồng lên.
  • Ấn day Thận du, Bàng quang du, Tam âm giao. Nếu ngủ không say ấn day thêm Nội quan, Thần môn; ngủ quá say thêm Bách hội.

Thể tỳ phế khí hư

  • Triệu chứng: Mệt mỏi, gày yếu, sắc mặt vàng nhợt, có thể tiêu chảy, ăn kém, hay ra mồ hôi, đái dầm lượng nước tiểu ít. Chất lưỡi nhợt bệu, mạch hoãn vô lực. trẻ hay mắc bệnh đường hô hấp.

  • Phép điều trị: Ích khí cố sáp.

  • Bài thuốc: BỔ TRUNG ÍCH KHÍ THANG

Đẳng sâm

12g

Thăng ma

6g

Hoàng kỳ

12g

Sài hồ

6g

Đương quy

10g

Trần bì

6g

Bạch truật

12g

Chích thảo

6g

Sắc uống chia 2 lần/ngày

Gia ích trí nhân 12g để ôn thận nạp khí, Ngũ vị tử 8g để cố tinh sáp niệu

Ngoài ra còn có thể dùng một số bài thuốc kinh nghiệm dân gian như:

  • Tang phiêu diêu (tổ bọ ngựa trên cây dâu); hạt quả ré (ích trí nhân) lượng bằng nhau 20g – 40g, sắc nước uống.

  • Tang phiêu diêu 3 đến 4g, sao đen, tán bột mịn hòa với ít đường uống ngày 1 lần vào buổi chiểu, uống trong 10 ngày.

  • Ngũ bội tử, Hà thủ ô đều 3-4g, trộn với giấm gói vào gạc đắp ở rốn mỗi đêm một lần trong 3 đến 5 đêm.

Cố gắng phát hiện và điều trị sớm các nguyên nhân gây đái dầm, thực hiện chế độ sinh hoạt học tập, vui chơi, lao động điều độ, để việc thực hiện điều trị thu được kết quả.

 

Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan