THẤP TIM – NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý

Thấp tim là hậu quả của một bệnh nhiễm liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A vùng hầu họng, là một bệnh toàn thân, bệnh có thể gây tổn thương ở nhiều bộ phần nhưng tổ thương nguy hiểm nhất là ở tim vì có nguy cơ gây tử vong cao.

Trước đây ở Việt nam hay gọi  với nhiều tên gọi như thấp khớp cấp, thấp khớp, thấp cấp…tuy nhiên không hoàn toàn phù hợp. sau này các nhà Nhi khoa Việt nam thống nhất gọi là thấp tim để nhấn mạnh đến tổn thương tim là biểu hiện lâm sàng hay gặp và nguy hiểm nhất của bệnh.

Bệnh có liên quan đến trẻ em là rất lớn với tỷ lệ nhiễm cao; là nguyên nhân gây tử vong cho trẻ em do viêm tim và các bệnh van tim; tổn thương van tim do thấp là rất lớn.

Nguyên nhân chính dẫn đến thấp tim là do hậu quả của viêm hầu họng do liên cầu khuẩn beta tan máu nhóm A. Bệnh thường xảy ra sau nhiễm liên cầu từ 2 đến 4 tuần tạo ra một sự đáp ứng miễn dịch quá mức của cơ thể, gây ra viêm tim, viêm nhiễm khớp và tổn thương da và não.

Tuy nhiên không phải mọi trường hợp nhiễm đều dẫn đến thấp tim mà bệnh thường xảy ra ở những người có cơ địa mẫn cảm với tác nhân gây bệnh.

Sư hiện diện của liên cầu khuẩn nhóm A ở đường hô hấp trên đặc biệt vùng hầu họng phản ảnh tình trạng nhiễm cấp hay tình trạng mang khuẩn ở người. Khi nhiễm liên cầu khuẩn, kháng thể tăng cao, bệnh nhân có nuy cơ mắc bệnh thấp tim và lan vi khuẩn cho người khác.

 Trên lâm sàng, bệnh nhân có sốt cao, mệt mỏi, đau rát họng, nuốt khó, ho khan hoặc có đờm, có thể nôn khi ho và hơi thở hôi.

  • Họng đỏ, xuất tiết, thường kèm theo viêm amiđan, niêm mạc miệng, hạch hàm sưng đau.
  • Kháng thể kháng liên cầu tăng cao vào giai đoạn viêm hầu họng.
  • Cấy nhớt họng thấy dương tính với vi khuẩn khi chưa điều trị bằng kháng sinh.

Điều kiện thuận lợi là trẻ em dưới 15 tuổi, ít gặp dưới 5 tuổi;

  • Môi trường có khi hậu lạnh ẩm, thường gặp ở những nước vùng ôn đới và nhiệt đới như nước ta vào các mùa đông xuân;
  • Đời sống kinh tế và văn hóa thấp, nhà ở chật chội, ẩm thấp thiếu vệ sinh, gia đình đông con.

Tổn thương cơ thể bị gây ra bởi bệnh thấp tim là tổn thương liên kết, thường được chia ra làm 3 giai đoạn:

  • Xuất tiết: tổn thương không đặc hiệu ở tổ chức liên kết ở tim và màng khớp bao gồm phù, sưng nề. Giai đoạn này có thể hồi phục không để lại di chứng nếu được điều trị sớm.
  • Giai đoạn tăng sinh: Tổn thương tổ chức kẽ lan tỏa, thoái hóa cac sợi cơ tim, hình thành hạt Aschoff – tổn thương đặc hiệu của bệnh thấp tim.
  • Giai đoạn hóa sẹo: hình thành các tổ chức hạt, tổ chức xơ phát triển làm dính các mép van, đứt các cột van gây hẹp hoặc hở các van tim.

Triệu chứng lâm sàng: xuất hiện sau 2 đến 4 tuần sau viêm hầu họng do liên cầu: bệnh nhân có sốt cao dao động, da xanh, mệt mỏi, có khi đau bụng, chảy máu cam:

  • Biểu hiện  khớp: viêm đa khớp cấp và đau khớp:
    • Xảy ra đột ngột.
    • Tổn thương nhiều khớp, thường tại các khớp lớn như gối, cổ chân, vai, khuỷu tay, cổ tay, ít gặp viêm khớp nhỏ và viêm một khớp.
    • Khớp có thể sưng to, nóng, đỏ đau có thể có ít dịch; khớp viêm không đối xứng mà chủ yếu chuyển từ khớp này sang khớp khác.
    • Thời gian viêm khớp có thể dài 3 đến 5 ngày, thường khỏi nhanh khi dùng thuốc kháng viêm hoặc tự khỏi.
  • Biểu hiện tim: Là biểu hiện nặng và nguy hiểm nhất của bệnh thấp tim, bệnh nhân có thể tử vong vì suy tim cấp do viêm tim hoặc suy tim mạn không hồi phục. Biểu hiện thường gặp là viêm tim có thể một phần hoặc toàn bộ tim.
    • Viêm nội tâm mạc: thường gặp ở giai đoạn đầu của viêm tim hoặc ở trẻ lớn. Bệnh nhân thường hồi hộp, đánh trống ngực (do tim đập nhanh); không có triệu chứng suy tim hoặc chỉ khó thở nhẹ khi gắng sức.
    • Viêm cơ tim – nội tâm mạc: thường nặng, bệnh nhân thường khó thở, tím tái, phù, đái ít, huyết áp hạ thấp. Có thể có triệu chứng của sốc tim. Nếu không được điều trị sớm, người bệnh có thể tử vong.
    • Viêm màng ngoài tim: thường kết hợp với viêm cơ tim. Tùy mức độ nặng nhự mà biểu hiện khác nhau, người bệnh có triệu chứng suy tim như khó thở, tím tái, phù. Huyết áp giảm tối đa mà tăng tối thiểu.
    • Viêm tim toàn bộ: là thể viêm tim nặng nhất – thường gặp ở trẻ nhỏ và trong các đợt thấp tiến triển. Triệu chứng lâm sàng là triệu chứng phối hợp của cả 3 loại viêm tim trên. Tiên lượng nặng – tỉ lệ tử vong cao nếu không điều trị sớm và phù hợp.
  • Biểu hiện da:
    • Hạt maynet: hạt này thường hiếm gặp chủ yếu trong các đợt viêm tim cấp; Các hạt này có đường kinh dưới 2cm, không dính vào da mà dính vào nề xương chẩm, xương bả vai, cột sống… ấn không đau, tồn tại vài ngày hoặc vài tuần rồi hết mà không để lại di chứng.
    • Ban vòng đỏ: Dấu hiệu này thường gặp, ban có màu hồng hoặc vàng nhạt, đường kinh hới tròn, có bờ viền, thường thấy ở mình, gốc chi, không thấy ở mặt, không ngữa, xuất hiện vài ngày rồi mất di không để lại dấu vết.
  • Biểu hiện về thần kinh:
    • Có múa giật: là biểu hiện muộn của bệnh thấp tim. Xuất hiện nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau khi nhiễm liên cầu khuẩn bêta tan huyết nhóm A. Tổn thương có thể là viêm các động mạch nhỏ (mao mạch), thoái hóa tế bào não. Múa giật thường gặp ở trẻ gái, vận động thường nhanh khó kiểm soát, xuất hiện có thể ở chi hoặc nửa người, trước khi cáu giận thường thấy có rối loạn tâm thần như xúc động, khóc cười, cáu giận vô cớ…
    • Một vài biểu hiện ít gặp: liệt, hôn mê, co giật, phù,sung huyết não lan tỏa…
  • Ngoài ra còn gặp một số biểu hiện khác hiếm gặp như: viêm màng phổi, viêm phổi kẽ, đau bụng cấp, biểu hiện tiết niệu như có viêm cầu thận cấp hoặc tiểu ra albumin…

Bệnh nhân thấp tim thường xuất hiện nhiều biểu hiện đa dạng, phức tạp, biến chứng thường có xu hướng nặng lên và nguy hiểm, việc phòng ngừa thấp tim rất quan trọng. Để phòng thấp ban đầu với trẻ nhỏ cần:

  • Vệ sinh răng miệng; Tránh tiếp xúc với những bị viêm nhiễm đường viêm nhiễm đường hô hấp trên. Điều trị các bệnh mạn tính vùng hầu họng, vùng miệng. Nếu có viêm họng nhiễm liên cầu khuẩn phải điều trị bằng penicillin theo phác đồ.
  • Đối với những trẻ đã bị thấp tim, cần đưa trẻ đến cơ sở chuyên khoa có uy tín điều trị theo phác đồ. Thời gian điều trị dự phòng tùy mức độ của tình trạng bệnh có thể là trong 5 năm, nếu có tái phát phải dự phòng cho trẻ đến 21 tuổi thậm chí suốt đời nếu có tổn thương nhiều van tim.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan