CÁC LOẠI RAU LÀM THỰC PHẨM – VỊ THUỐC – PHẦN 9

LÁ CỦ CẢI

Lá củ cải còn gọi là la bổ giáp, la bổ anh. Là lá từ củ cải (Raphanus sativus var.longipinnatus), thực vật thuộc họ Cải (Brassicaceae). Tính bình, vị cay đắng. Có thể phơi khô để dùng dần. hạt củ cải cũng có thể dùng thuốc.

Tác dụng: tiêu thức ăn, lợi khí, tiêu viêm, giải độc. Chủ yếu dùng cho ăn không tiêu, tả lị, nôn ra nước chua, đau họng, viêm tắc tuyến sữa.

Cách dùng: lá củ cải non tươi có thể làm rau ăn với các thức ăn khác. Làm thuốc: nấu nước hoặc ép lá tươi lấy nước uống. Đắp chỗ đau.

Kiêng kị: Người bị khí hư, máu kém không nên dùng.

Chữa trị một số bệnh:

Ăn uống bị đình đốn, không hợp thủy thổ, bụng tả, viêm họng: Lá cải rửa sạch, đun thật đặc mà uống, mỗi lần 100ml.

Nấc: lá củ cải (lá khô sao qua) 20g, thần khúc, nhân bạch khấu, mỗi thứ 10g. Nghiền bột. Mỗi lần 10g, đun nước gừng nhạt uống, ngày 2 – 3 lần.

Bệnh lị vi khuẩn: 20g lá cải củ trắng (lá khô sao qua), thần khúc, nhân bạch khấu, chỉ xác, sơn tra mỗi thứ 10g. Sắc uống 2 – 3 lần.

Viêm ruột tiêu chảy: Lá củ cải khô 30g; sắc uống , ngày 2 – 3 lần.

Ho lâu: hạt củ cải, rang khô, giã nhỏ, uống với nước đường, ngày 2 – 3 lần. mỗi lần 2 – 3g.

Tắc sữa, viêm tuyến sữa: lá cải củ đỏ (tươi) vò lấy 1 chén nước. Đun nóng, cho thêm ít rượu mùi hoặc rượu trắng, uống ngày 2 – 3lần.

Vấp ngã bị thương, tụ máu sưng đau: 60g hạt cải củ, nghiền nát trộn với nóng mà bôi.

LÁ KHOAI LANG

Lá khoai lang còn gọi là cam thử diệp, sơn thử diệp. Là lá thân ngọn của khoai lang (Ipomoea batatas) thực vật thuộc họ Bìm bìm (Comolvulaceae). Tính bình, vị ngọt, không độc. Thành phần chính có albumin, chất béo, vitamin… Khi khoai lang sắp thành thục hái lá non làm rau.

Tác dụng: Bổ hư hàn, tăng khí lực, mạn tì vị, nuôi dưỡng thận âm. Chủ yếu dùng lúc tì vị hư, thận yếu.

Cách dùng: nấu canh hoặc làm rau ăn. DÙng bên ngoài thì giã nhừ mà đắp.

Chữa trị một số bệnh:

Tì vị yếu kém, không thiết ăn uống: dùng 30g lá khoai lang, đun nước uống, ngày 2 lần sáng và tối.

Bệnh tiểu dường: 100g lá khoai lang tươi. Bí xanh tươi, đun chín để ăn.

Đi ngoài khô cứng: 250g lá khoai lang tươi, xào cho thêm dầu mè, muối ăn ngày 2 lần sáng và chiều.

Vết giời leo: lá khoai lang tươi, chút băng phiến, cùng giã nát đắp vào vết đau.

Âm nang ướt ngứa: Lá khoai lang thêm muối, đun nước rửa chỗ đau.

Côn trùng độc cắn bị thương: lá khoai lang rửa sạch cho thêm đường đỏ giã nát đắp vết thương.

LÁ VỪNG

Lá vừng còn gọi là chi ma diệp, hồ mà diệp… Là lá của cây vừng (sesamum orientale) thực vật họ Vừng (Pedaliaceae). Tính hàn, vị ngọt. Khi vừng sắp chín, hái lá non luộc xong đem xào mà ăn hoặc đem hong khô dùng dần.

Tác dụng: Khử phong ngưng đau. Chủ yếu dùng cho phong thấp, đau buốt khớp xương, thổ huyết, âm hộ ướt ngứa.

Cách dùng: Đun nước hoặc giã lấy nước. Dùng ngoài: nghiền bột đắp.

Kiêng kị: Người tì vị hư hàn thì kiêng dùng.

Chữa trị một số bệnh:

Viêm họng mạn tính: 5 – 7 lá vừng tươi, rửa sạch, nhai kỹ, nuốt dần. ngày 2 lần sáng và tối.

Cảm nắng đau đầu, miệng khát: lá vừng tươi 50g, dầm trong nước sôi thay trà mà uống.

Thổ huyết: ngọn lá vừng non 100g, đun nước. Cho thêm đường đỏ uống lúc nóng.

Âm hộ ướt, ngứa dùng lá vừng, hoa quỳ, chu sa nghiền bột rắc vào.

Viêm khớp mang tính phong thấp: lá vừng tươi 60 – 100g. Nấu nước uống. Có thể dùng lá vừng làm thành canh rau, cho thêm tí hồ tiêu để dùng, mùa đông có thể dùng lá khô.

MĂNG TRE

Măng tre còn gọi là trúc duẩn, mao duẩn, xuân duẩn. là mầm non của cây tre trúc. Tính hàn, vị ngọt. Thành phần chính có xơ, vitamin B1, C, protein, acid amin, canxi, sắt…Luộc chín làm thức ăn. Phơi khô dùng dần. Thường xuyên ăn có thể giảm béo, thông tiện và đề phòng chứng u kết tràng.

Tác dụng: Tiêu đờm, lợi cho ruột, thông mạch, tiêu thức ăn. Chủ yếu dùng để thanh nhiệt, trừ đờm. Đậu mùa không thoát ra.

Cách dùng: Cắt lát hoặc cắt sợi xào hoặc nấu. Có thể làm canh ăn. Làm thuốc thì sắc uống.

Kiêng kị: trẻ con tì vị yếu không dùng; người viêm thận, sỏi tiết niệu không được ăn, không nấu chung với đậu phụ (nguy cơ tăng sỏi).

Chữa trị một số bệnh:

Mất ngủ: 150 – 200g măng tre, cắt miếng, đun lấy nước uống trước khi đ ngủ.

Huyết áp cao: măng tre, luộc ăn.

Trẻ em đậu mùa không thoát ra: 200g măng tre, một ít gừng sống. Đun nước uống.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan