CÁC LOẠI RAU LÀM THỰC PHẨM – VỊ THUỐC – PHẦN 4

CỦ CẢI TRÒN

Củ cải tròn còn gọi là man thanh, vô thanh, đại đầu thái, giới thái đâu, đại giới, cửu anh tùng, phong tùng là củ rễ và lá của cây củ cải tròn (Brassica rapa) thực vật thuộc họ Cải (Cruciferae). Tính bình, vị đắng, ngọt. Thành phần chủ yếu có albumin, cacbuahyđrat, canxi, phosphor và vitamin C. Thường chế biến thành thức ăn muối, hạt của cải tròn cũng làm thuốc.

Tác dụng: Khai vị hạ khí, khử thấp, giải độc. Thanh can, lợi thủy, sáng mắt. Chủ yếu dùng cho ăn không tiêu, vàng da, tiêu khát, nhọt đầu đinh, viêm tuyến sữa. Bị nhiệt thũng, khó tiểu tiện.

Cách dùng: Đun mà ăn hoặc giã nước uống. Giã đắp vào chỗ đau. Ăn nhiều bị trướng khí.

Chữa trị một số bệnh:

1. Khai vị, tiêu hóa thức ăn, hạ khí, ngừng ho: 50 – 100g của cải. Đun chín cho thêm gia vị mà ăn. Hoặc giã nát gạn nước uống sống.

2. Vàng da, đi tiểu ít, hơi đỏ: hạt cải củ tròn nghiền nhỏ, uống cới nước đun sôi mỗi ngày 6g. Ngày 3 lần; Hoặc 60g củ cải. Giã nát lấy nước uống, ngày 2 – 3 lần.

CẢI THÌA

Cải thìa (Brrasica Sinensis) còn gọi là đại bạch thái, hoàng nha thái, hoàng ải thái, kết cấu bạch thái, thực vật họ Cải (Brassicaceae). Tính bình, vị ngọt. Thành phần chính gồm có albumin, chất béo, đường, canxi, phospho, sắt, carotene, vitamin C… Rễ cây cải bẹ cũng dùng làm thuốc.

Tác dụng: ích vị, lợi ruột, làm thoải mái, thông ruột, giải rượu, tiêu thức ăn, thanh nhiệt, ngưng ho. Chủ yếu dùng choc ho cảm mạo, ho, bí đại tiện, đau dạ dày mạn tính.

Cách dùng: xào ăn, luộc ăn, ăn sống.

Kiêng kị: không ăn rau đã hỏng, người bị khí hư, vị hàn không được ăn nhiều.

Chữa trị một số bệnh:

Cảm gió: 3 cây cải thìa rửa sạch, cắt lớp vỏ già, cắt thành miếng, 7 cây hành tây, rửa sạch, cùng đun thành canh, cho thêm lượng đường vừa đủ, để nóng rồi uống sau đó đắp chăn cho ra mồ hôi; Hoặc dùng lõi cây cải thìa 250g, củ cải trắng 60g. Nấu nước cho thêm đường đỏ vừa ăn, ăn rau uống nước. Mối ngày 2 – 3 lần, dùng liên tục.

Ho lâu: 2 cây cải thìa, rửa sạch thêm 30g đường phèn, đun nước uống. Ngày 2 – 3 lần.

Loét đường tiêu hóa: đọt cải bẹ rửa sạch, giã nát, ép nước uống nóng trước bữa ăn 1 chén.

Bệnh tiểu đường: Cải thìa rửa sạch, cắt đoạn; bã đậu phụ lượng bằng nhau, bột gạo nếp vừa phải. Trộn đều, đồ lên ăn.

Giải độc rượu, lợi tiểu: Lói cải bẹ tươi cắt đoạn, thêm dẫm, muối ăn, dầu mè, tỏi đánh đều. Ăn sống, có thể đun với nước thành canh để ăn.

Bị sơn ăn có thể dùng cải tươi giã nát đắp lên chỗ đau.

Mụn nhọt lạnh: Rau cải bẹ rửa sạch đun thành canh đặc mỗi buổi tối rửa chỗ bị đau.

CẢI BẮP

Tác dụng: Rau cải bắp còn gọi là dương bạch thái, rau cuống, liên hoa bạch, quỳ hoa bạch thái, lam thải, tây thổ ban, cam lan. Là lá thân của cây bắp cải (Brasica oleracea) thực vật thuộc họ Cải (Brassicaceae). Tính bình, vị ngọt. Thành phần chính: đường, vitamin C, E, albumin, khoáng chất…có tác dụng tốt chữa bệnh dạ dày.

Tác dụng: Bổ gan thận, ngũ tạng, bổ xương tủy, thông kinh lạc, bổ não sáng mắt. chủ yếu dùng cho dạ dày, tá tràng bị loét, thần kinh suy nhược.

Cách dùng: Xào ăn, đun thành canh, nấu cháo hoặc ép lấy nước.

Chữa trị một số bệnh:

Dạ dày hành tá tràng bị loét: Rau cải bắp tươi, rửa sạch, xay vắt nước. Uống 200ml trước bữa ăn, uống nóng. Ngày 2 lần, 10 ngày là 1 đợt điều trị.

Thần kinh suy nhược, bổ thận bổ não: Rau cải bắp rửa sạch, cắt nhỏ cho thêm gạo nấu cháo. Cũng có thể làm rau ăn với thực phẩm khác.

Huyết áp cao, bệnh nhồi máu cơ tim: Rau cải bắp, đường trắng, dấm vừa đủ, cho thêm ít muối làm cải dầm mà ăn. Phối hợp với thuốc khác.

CẢI DẦU

Rau cải dầu (khác với cây cải thìa dầu)còn gọi là hồ thái, hàn thái, thanh thái, vân đài thái, hồng du thái. Là lá non của cây cải dầu (Brassica napus var.oleifera), thực vật thuộc họ Cải (Brassicaceae). Tính mát, vị nhặng đắng. Thành phần chính có albumin, canxi, phosphor, sắt, carotene, vitamin C, kali và một số chất khác. Mùa xuân ăn lá non và thân.

Tác dụng: Tan huyết, tiêu thũng, thanh nhiệt giải độc. Chủ yếu dùng cho bị thương nôn ra máu, kiết lỵ ra máu, mụn độc, bị độc nhiệt, mưng mủ, viêm tuyến sữa.

Cách dùng: Đun chín hoặc ép lấy nước, đun lên hoặc rửa sạch đáp vào chỗ đau.

Kiêng kỵ: sau khi bị sỏi, bị mụn ngứa, người bị đau mắt không nên dùng.

Chữa trị một số bệnh:

Tổn thương nôn ra máu: một cây cải dầu (cả thân) nấu với nước uống.

Đi lị ra máu không ngừng, đau bụng, thao thức: Cải dầu giã nát ép lấy nước 100ml, mật ong 50g, trộn đều đun qua mà uống.

Đi ngoài bí, ứ máu sau sinh con: Cải dầu 500g rửa sạch, xắt nhỏ. Thêm gạo vừa đủ, đun thành cháo ăn.

Bị mụn nóng phồng nước: Cải dầu giã nhuyễn, ép lấy nước; mang tiêu, đại hoàng, rỉ gang mỗi thứ bằng nhau. Nghiền tất cả thành bột, dùng nước cải dầu trộn thành hồ loãng, bôi vào chỗ đau, sau khi khô lại bôi tiếp, dùng nhiều rất hiệu quả.

Nhiệt độc mưng nhọt, viêm tuyến sữa: cải dầu, rễ củ cải trong mỗi thứ 100g giã nát, dùng lòng trắng trứng gà trộn vào đắp chỗ đau. Có thể chỉ dùng lá cải dầu giã nát đắp vào chỗ đau rồi uống nước ép của nó. Mỗi lần 100ml, ngày uống 2 – 3 lần.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

 

Bài viết liên quan