CÁC LOẠI RAU LÀM THỰC PHẨM – VỊ THUỐC – PHẦN 11

RAU DỀN:

Rau dền còn gọi là dền gai, dền thanh hương, hiện thái. Là thân lá non của cây dền (Amaranthus tricolor) thực vật họ Rau dền (Amaranthaceae). Tính mát, vị ngọt. Thành phần chính có albumin, canxi, phosphor, sắt, vitamin B2, C, carotene… Hàm lượng canxi nhiều nhất. Xuân hạ thu lấy rau tươi. Có các màu đỏ, xanh, lục tía, đốm tía… Trong dược liệu dền đỏ và tía là tốt nhất.

Tác dụng: Thanh nhiệt giải độc, ngưng tả, lợi mật tan ứ, thông huyết mạch. Chủ yếu dùng chữa bệnh lị, vàng da, khó tiểu đại tiện, giúp cho sản phụ.

Cách dùng: nấu, luộc, xào nấu cháo mà ăn. Về dược liệu đun thành thang, ép nước mà uống, đắp ngoài da.

Kiêng kị: Người tì yếu, đi tiêu chảy không dùng, kị bột quyết (pteridium).

Chữa trị một số bệnh:

Bệnh lị, viêm ruột: Rau dền tía 1 năm. Rửa sạch, luộc, bỏ bã lấy nước cho gạo vào đun chao. Ăn lúc đói. Có thể dùng 100g lá rau luộc để ăn.

Trợ sản: Rau dền, rau dền gai 100g. Rửa sạch, luộc, bỏ bã, cho thêm đường vừa đủ, lúc trở dạ thì uống lúc còn ấm, có tác dụng dễ đẻ.

Ho lao: Rau dền đỏ, cá diếc mỗi thứ 150g. Rửa sạch, hầm mà ăn.

Bị sơn ăn dùng rau dền 100 – 200g đun thành canh. Rửa lúc nóng.

Da bị loét: Rau dền tươi giã nát, trộn mật ong đắp chỗ đau. Ngày 1 lần.

Bị bỏng nước: Rau dền đỏ 9tươi) vừa đủ. Giã nát đắp vào chỗ đau. Ngày 2 lần.

Bị sâu bọ cắn: Rau dền tươi cho thêm đường trắng, giã nát đắp vào chỗ thương. Mỗi ngày thay 3 – 4 lần.

RAU MÙI

Rau mùi còn gọi là rau thơm, hồ tuy, chi tùy, hồ thái, hương tuy, diêm tuy, mãn thiên tinh. Là toàn cây của cây rau mùi (Coriandrum Sativum), thực vật họ Hoa tán (Umbellifereae). Dùng làm thức ăn có thân lá non. Tính ôn, vị đắng. ó thể dùng rau tươi hoặc phơi khô trong bóng râm để dùng dần. Thành phần có vitamin C, canxi, kali…

Tác dụng: thoát mồ hôi, thông chẩm, tiêu thực hạ khí. Chủ yếu dùng cho sởi không thông, phát chậm, ăn tích, không thông tiểu tiện, điều vị giải độc.

Cách dùng: Ăn kèm thức ăn khác hoặc nấu canh ăn. Về dược liệu nấu nước hoặc ép lấy nước. Trong uống ngoài xoa.

Kiêng kị: Người bị sa chẩm đã phát hoặc chưa phát nhưng nhiệt độc vẫn còn, không phải phong hàn nhưng ngoài bị co rúm thì không dùng, ăn nhiều hay quên, miện khô, mắt mờ, hao khí. Không dùng chung với các thứ thuốc bổ. Kị Bạch truật, mẫu đơn.

Chữa trị một số bệnh:

Trẻ em bị đậu mùa chưa phát: Rau mùi 100g. cắt nhỏ dùng 200g rượi đun cho sôi,, cho vào bình bịt kín đợi ssến khi nguội, bỏ bã phun từ gáy xuống hoặc dùng bông thấm rượu mà bôi nhẹ. Có thể dùng 50 – 100g rau mùi đun mà uống; Hoặc dùng Rau mùi, địa túc, củ cải mỗi thứ vừa đủ. Đun sôi thành thang mà ăn.

Ruột non nóng, khó đi tiểu: Rễ cây quỳ 500g, rau mùi 100g, hoạt thạch 50g, đun nước bỏ bã.. Chia uống 3 lần khi còn nóng.

Cảm: Rau mùi 30g, đường phèn 15g, dùng nửa bát nước cháo, thắng đường xong thì uống.

Dạ dày đau hàn: Lá rau mùi 1000g; rượu nho 500g. Cho rau mùi vào rượu, 3 ngày sau ỏ lá ra, uống rượu khi đau với lượng 15ml; hạt rau mùi 6g sao qua, nghiền thành bột, uống với nước ấm, ngày 2 lần.

Dạ dày yếu, tiêu hóa kém: hạt rau mùi, trần bì, mỗi thứ 6g, sắc uống, ngày 2 lần.

Trí, thoát giang: Rau mùi đun thành canh đắp xông rửa.

Giun chui túi mật: hạt rau mùi 50g; Đun thành nước đặc uống một lần, trẻ em uống ít đi.

RAU MUỐNG

Rau muống còn gọi là vô tâm thái, ung thái, uông thái. Lá lá của cây rau muống (Ipomoea aquatic), thực vật thuộc họ Bìm bìm (Convulvulaceae). Tính hàn, vị ngọt. Thành phần có albumin, canxi, phosphor, sắt, vitamin B2, C. Trong rau muống đỏ có chất giống như insulin, người tiểu đường có thể dùng thường xuyên.

Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc. Thông tiện, lợi thủy. ngưng chảy máu, hoạt huyết. Chủ yếu dùng cho chảy máu mũi, đi ngoài ra máu, phân rắn, nước tiểu đục, mưng nhọt, bị ngã, rắn cắn.

Cách dùng: Đun canh để ăn hoặc xào, Đun nước rửa hoặc giã nát đắp bên ngoài.

Chữa trị một số bệnh:

Đi ngoài ra máu,đi tiểu ra máu, nước tiểu đục: Rau muống tươi rửa sạch, giã nát lấy nước, cho vừa mật ong, quấy đều uống, mỗi lần 30 – 50ml.

Chảy máu mũi: Rau muống tươi 100g, đường đỏ vừa đủ. Nghiền nát, cho ít nước sôi vào khuấy mà uống.

Dạ dày, ruột thấp nhiệt, đi ngoài cứng rắn: Rau muống rửa sạch, cắt nhỏ, xào ăn hoặc nấu canh. Ngày 1 – 2 lần.

Trĩ, lòi dom: 100g rau muống. Nấu nhừ, gạn lấy nước. Cho thêm 120g đường trắng. Đun cho đặc như đường mạch nha. Ngày 2 lần. Mỗi lần 100g, uống vào sáng chiều.

Mụn nhọt, mưng mủ: Rau muống tươi giã nát với mật ong vừa đủ. Đánh nhuyễn đắp vào chỗ đau.

Sâu bọ rắn cắn hoặc bị bỏng lửa: Rau muống rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước 250g cho thêm 25ml rượu trắng mà uống, lấy bã đắp chỗ đau; Rau muống cho thêm muối vừa đủ dùng xay nát, đắp vào chỗ đau.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan