CÁC LOẠI RAU LÀM THỰC PHẨM – VỊ THUỐC – PHẦN 10

MƯỚP

Mướp còn gọi là thiên là qua, ti qua, miễn dương qua, bố qua, thủy qua, miên qua. Là quả non của cây mướp (Luffa cylindrical), thực vật họ bầu bí (Cucurbitaceae). Tính mát, vị ngọt. Thành phần chính có: albumin, vitamin B1, B2, C, canxi, phospho…Mùa hè thu được quả tươi. Lá, thân đều có thể làm thuốc.

Tác dụng: Sinh nước, giải khát. Thanh nhiệt, giải độc. Ngưng do, lọc máu, ngừn chảy máu. Chủ yếu dùng cho ho hen nhiều đờm, phong nhiệt, háo nước, sữa tắc, phù, nhọt đầu đanh, ruột đau, viêm đường tiết niệu, băng huyết.

Cách dùng: Xào nấu, hầm nhừ để ăn. Làm thuốc thì đun lấy nước, ép lấy nước, nướng than, rang khôm nghiền bột đắp ngoài da.

Kiêng kỵ: người bị thận hư, liệt dương không nên ăn nhiều.

Chữa trị một số bệnh:

Đau ruột, đau bụng đi ngoài, tắc sữa: mướp nướng toàn tính nghiền bột, luyện với rượu để uống. Mỗi lần 6 – 10g. Uống lúc đói.

Đi ngoài phân cứng, khó đi: Mướp tươi, rửa sạch, gọt vỏ, cắt lát, xào dầu hoặc đun canh để ăn.

Bụng chướng: Dùng 1 quả mướp tươi, nướng khô, ngiền bột, uống với rượu mùi.

Viêm khí quản mạn tính: Mướp tươi, rửa sạch, giã nát, cho nước vừa đủ, đun lên rồi cho thêm đường đỏ để ăn. Có thể dùng mướp tươi rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống sống.

Ho khan: 5 quả mướp tươi, rửa sạch, cắt nhỏ. Đun nước, bỏ bã, uống nước nóng, ngày 2 lần.

Ho lâu: Ép nước mướp. Mỗi lần 60ml, thêm mật ong vừa phải. Ngày uống 2 – 3 lần.

Viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang, viêm bể thận: 200g mướp, ít mật ong, rửa sạch mướp, cắt lát, đun nhừ. Cho mật ong vào ăn, ngày 2 lần. Có thể nướng cho khô, nghiền bột, dùng rượu ngọt mà uống, ngày 2 lần, mỗi lần 10 – 15g.

Cuống họng sưng đau: Mướp tươi, ép nước; mỗi lần uống 60ml, ngày 2 – 3lần.

Mưng nhọt, nhiệt: Một quả mướp 50g gạo. Đun cháo chín thành cháo hoa. Rửa mướp sạch sẽ, thái lát cho vào, đun chín vướt mướp ra, cho thêm đường trắng để ăn. Có thể làm thuốc phụ trợ.

Sưng nhọt: 1 quả mướp, giã nát đắp vào chỗ đau.

MƯỚP ĐẮNG

Mướp đắng còn gọi là khổ qua, lương qua, lạn qua, hồng dương. Là quả của cây mướp đắng (Momordica charantia) thực vật thuộc họ bầu bí (cucurbitaceae). Xắt lát phơi khô dùng quanh năm. Tính hàn, vị đắng. Thành phần chính có nhiều acid amin, đường, albumin, vita min C, carotene. Dùng quả tươi non, giúp thanh nhiệt giải độc, có tác dụng chống u lympho.

Tác dụng: Giã nắng, giải nhiệt, sáng mắt giải độc, trang dương, ích khí. Chủ yếu dùng cho bệnh nhiệt, khô khát. Cảm năng di lị phong nhiệt mắt đỏ. Nhọt sưng cấp tính. Thường dùng mướp đắng có thể giải nhiệt, giải độc, đề phòng bệnh tật.

Cách dùng: nấu canh, đun chín, phơi khô có thể rang toàn tính nghiền bột. Giã nát đắp ngoài da vào chỗ đau.

Kiêng kị: Người tì vị hư hàn dùng cẩn thận.

Chữa trị một số bệnh:

Cảm nóng, nắng: 1 quả mướp đắng tươi, bỏ ruột, cho là chè vào khép lại treo ở chỗ thông gió mà phơi khô, đun nước uống hoặc pha như ph ache uống, Mỗi lần uống 10 – 15g.

Mệt vì nóng, miệng khô: 1 quả mướp đắng, bỏ ruột, cắt lát, sắc uống.

Bệnh tiểu đường: 100g mướp đắng tươi, cắt thành sợi đun sôi với nước rồi ngâm trong nước trong 1 – 2h, làm rau để ăn; Hoặc đem mướp nướng khô, nghiền bột. Ngày 3 lần mỗi lần 10g.

Cảm nhiệt mắt đau, vị khí đau: Mướp đắng, nướng khô nghiền bột. Cho thêm đường phèn. Ngày 2 – 3 lần. Mỗi lần 15 – 20g;

Kiết lị, viêm đường ruột: Mướp đắng tươi, giã nát lấy nước, mỗi lần 150 – 200ml. Uống với nước đun sôi, ngày 3 – 4 lần.

Mưng mủ ác tính: mướp đắng tươi giã nát đắp vào chỗ đau.

Mụn nhọt (mụn hoặc vết đỏ): 200g mướp đắng. bỏ ruột, xắt miếng, cho gia vị hoặc thêm thực phẩm khác đun canh mà ăn.

NGỌN ĐẬU HÀ LAN

Ngọn đậu Hà lan còn gọi là Mầm đậu hà lan, mần đậu lạnh, tốt đậu miêu, tuyết đậu miêu. Là mầm non mới mọc hoặc mầm lá trên ngọn cảu cây đậu hà lan (Pisum sativum), thực vật học Đậu (Fabaceae). Vị ngọt nhẹ, tính bình mát. Phần lớn dùng loại tươi để nấu canh.

Tác dụng: khử thấp, giải độc do nhiệt, lợi tiểu tiện. Chủ yếu dùng cho tì vị thấp nhiệt, nước tiểu đỏ hoặc vàng, tiêu khát.

Cách dùng: Uống, đun thang.

Kiêng kị: người bị tì vị hư hàn không nên dùng.

Chữa trị một số bệnh:

Tì vị thấp nhiệt, dạ dày thu nạp không tốt: ngọn đậu Hà lan và ruột hạt ý dĩ đun lấy nước uống thường xuyên.

Bệnh tiểu đường: Ngọn đầu Hà Lan ép lấy nước uống 3 lần một ngày, mỗi lần 3 0 – 50ml hoặc xào ngọn đậu làm đồ ăn.

Nước tiểu vàng và ít: Ngọn đậu hà Lan 30g đổ 500ml nước vào nấu uống, ngày 2 – 3 lần.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan