CÁC LOẠI QUẢ LÀM THỰC PHẨM – VỊ THUỐC – PHẦN 15

TRÁM TRẮNG

Trám trắng cũng gọi là cảm lãnh, bạch lãm, hoàng lãm, trung quả, thanh quả… quả cây trám, tên khoa học là Canarium album. Thuộc họ Trám (Burseraceae). Tính bình, vị ngọt, chát, chua. Thành phần chủ yếu chứa Protein, chất béo, canxi, phosphor, sắt, kẽm, vitamin C… hạt và cây cũng là vị thuốc.

Tác dụng: Mát phôie, chữa họng, sinh tân dịch, giải độc. Chủ yếu dùng cho sưng đau họng, mất nước, ho, thổ huyết, kiết lị, động kinh, giải độc cá nóc và giải rượu…

Cách dùng: Nấu canh, đốt tồn tính, tán bột, ép lấy nước hoặc làm cao, tán bột bôi ngoài.

Kiêng kị: Ăn nhiều ghê răng, người táo bón ăn ít.

Một số công dụng chữa trị:

Lị khuẩn: Trám tươi 100g, thêm 200g nước, cho vào nồi đất nấu lửa nhỏ trong 2h, còn 100ml lọc lấy nước, người lớn uống 3 lần một ngày, mỗi lần 30ml. Trẻ em thì giảm lượng. Hoặc Trám đốt thành than, mỗi lần 9g, dẫn thuốc bằng nước cơm; Hoặc Trám ngọt 7 quả, nấu ăn. Ngày 2 – 3 lần.

Bệnh xấu máu (thiếu vitamin C): Trám 30 quả, sắc lấy nước uống. Mỗi ngày 1 thang, uống liền 3 tuần.

Khát, ho: trám 10 quả, sắc lấy nước thêm lượng đường vừa đủ để uống, hoặc uống nước ép từ trám 20 – 30ml. Hoặc Hạt trám 4 cái, giã nát, đường phèn 15g. Sắc lấy nước uống.

Ho lâu ngày: Trám 7 quả, đường phèn lượng vừa đủ, sắc lấy nước, mỗi ngày 3 lần.

Bệnh tinh hồng nhiệt: Trám 6g (giã nát), củ cải trắng 125g (cắt lát). Sắc lấy nước uống.

Đề phòng cảm mạo, dịch cúm, bạch hầu: Trám tươi 2 – 5 quả, củ cải tươi 60g. Sắc lấy nước uống, hoặc chế bằng nước sôi uống thay trà.

Đau họng do gió nóng: Trám tươi, củ cải tươi mỗi loại 6g, sắc nước uống; Hoặc thịt trám 60g, sắc thành nước đậm đặc, thêm 30g phèn trắng rồi nấu thành kem. Mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 9g hòa với nước sôi.

Say rượu: Cùi trám 10 cái, nấu canh uống.

Trúng độc cá nóc: Dùng Trám 30g sắc nước uống.

Tiểu, đại tiện ra máu: Hạt trám đốt tồn tính, tán bột, mỗi ngày 10g uống với nước cơm.

Nẻ môi: Trám rang cháy nghiền bột, trộn với dầu vừng để bôi.

Viêm da dị ứng: Trám đun lên lấy nước bôi.

Nẻ tai do lạnh: Hạt trám rang lên nghiền bột, thêm dầu để bôi.

QUẢ VẢI

Vải cũng gọi là lệ chi, đơn lệ, đại lệ…là quả của cây vải, tên khoa học Litchi sinensis. Thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae). Tính bình, vị ngọt chua. Thành phần chủ yếu có chứa đường , protid, chất béo, canxi, kali, vitamin C, A, B. Vỏ và hạt đều là vị thuốc.

Tác dụng: Sinh tân dịch, bổ máu, điều khí, chữa đau, ích gan, bổ tì, khai vị, an thần. Chủ yếu dùng cho mất nước, buồn nôn, đau dạ dày, bệnh tràng nhạc, nhọt đầu đinh, đa răng, vết thương chảy máu ngoài, sưng họng.

Cách dùng: Ăn tươi, nấu canh, cháo, sắc lấy nước, ngâm rượu, sao tồn tính dùng ngoài,

Kiêng kị: Người có âm hư hỏa vượng cẩn thận khi dùng. Ăn nhiều gây nóng (vỏ của nó có thể giải).

Chữa trị một số bệnh thông thường:

Buồn nôn không ngừng: 7 quả Vải để cả vỏ và hạt đốt tồn tính, nghiền bột, uống bằng nước cơm.

Đau khoang dạ dày: hạt vải 6g, mộc hương 5g. Nghiền thành bột. mỗi lần uống 3g, uống bằng nước sôi.

Đau bụng đi kiết: hạt vải đốt thành tro 1- 2g. Dùng rượu điều thuốc. Hoặc vỏ quả vài, vỏ thạch lựu, cam thảo, vỏ quả chanh mỗi loại 10g. Giã dập, sắc nước uống.

Đau bụng tiêu chảy: 5 hạt vải khô, gạo tẻ 30g; Nấu thành cháo, dùng liên tục trong 3 lần. Cho thêm khoai mài hoặc hạt sen nấu càng tốt; Hoặc vải khô 7 quả, táo tàu 5 quả, sắc lấy nước uống.

Hen suyễn: Cùi vải 12g, đun lên uống mỗi ngày 2 lần.

Thiếu máu, cơ thể suy nhược: Vải khô, táo tàu mỗi loại 7 quả. Sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 – 2 lần.

Trẻ em đái dầm: Mỗi ngày ăn 10 quả vải khô, ăn liền trong nhiều ngày; Hoặc vải khô, táo tàu mỗi loại 10quả. Táo tàu nấu chín bóc vỏ, bỏ hạt, ,dầm thành mứt táo. Vải lấy cùi, thêm mứt táo và lượng nước vừa đủ đun nhỏ lửa, mỗi ngày ăn 1 lần, liên tục ăn 1 tháng.

Sởi bắt đầu mọc hay không mọc được: cùi vải 9g, sắc lấy nước uống.

Sưng âm nang (bìu): Hạt vải 50hạt, trần bì 19g, lưu huỳnh 9g. Tất cả nghiền nhỏ, thêm nước, muối trộn đều làm thành hoàn, to bằng hạt đậu xanh, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10 hạt.

Đau răng: Vải 1 quả to, khía vỏ ra, rắc muối đều, nung lên, tán nhỏ bôi vào chỗ đau.

Chảy máu bên ngoài (cầm máu tiêu viêm): Vải phơi khô, vải phơi khô, tán nhỏ rắc vết thương.

Bệnh tràng nhạc: Cùi vải, giã nát, đắp vào chỗ đau.

Nhọt đầu đinh: Cùi vải, quả mơ, mỗi loại 3 quả. Tất cả giã nát nhuyễn đắp vào chỗ đau.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

 

Bài viết liên quan