CÁC LOẠI GIA VỊ DÙNG LÀM THỰC PHẨM – VỊ THUỐC – PHẦN 6

1. NHỤC QUẾ
- Nhục quế còn gọi là mục quế, quế bì, lạc quế, ngọc quế. Là vỏ của cây quế (Cinnamomun), thực vật họ Long não (Lauraceae). Tính nhiệt, vị ngọt cay. Thành phần chính có andehyd vỏ quế…ngoài làm thuốc ra còn dùng làm gia vị vì tính nhiệt nên hay dùng vào mùa đông.


 
- Tác dụng: Làm dạ dày ấm, khử hàn, hoạt huyết, bổ gân, thông mạch. Chủ yếu dùng lúc bị phong hàn tứ chi đau, tì vị lạnh, đau bụng, đau rốn, bong gân. Lúc nấu thức ăn cho vào có thể làm thơm và khử độc cho món ăn.
- Cách dùng: Sắc nấu,, hỗn hợp, làm gia vị và đắp ngoài.
- Kiêng kị: Không dùng cho người âm hư hảo vượng, tất cả các bệnh nhiệt và phụ nữ có thai cũng kiêng dùng.
- Một số tác dụng chữa trị:
1. Đau dạ dày, bụng bị chướng khí: Nhục quế gọt vỏ nhám ở ngoài, nghiền thành bột nhỏ cho vào rượu vào quấy nhão đắp vào huyệt uyển (trên rốn 4 tấc), băng cố định lại. Mỗi lần 1 – 2g hoặc dùng 3g với nước sôi hãm 15 phút rồi uống.
2. Phụ nữ đau bụng do huyết hàn thống kinh, hư hàn, tức ngực, đau dạ dày, đau bụng dưới: nhục quế 2 – 3g, cho nước vào nấu, thêm một ít đường vào rồi uống. Cũng có thể bỏ thêm gừng sống, phụ tử, nhân sâm (đảng sâm) cùng sắc uống.
3. Quá nhiều bạch đới: Nhục quế 3g, phụ tử 9g, trứng gà đen 1 quả. Cho 2 vị đầu đổ nước vào nấu rồi vớt bã đi, đập trứng gà vào nấu chín, ăn uống nước mỗi ngày 2 lần.
4. Trẻ con đi lỏng: Nhục quế 6g; đinh hương 6g; Nghiền chúng thành bột rắc lên rốn rồi băng lại.
5. Phong thấp hàn: nhục quế 3g, gừng sống 9g. Sắc uống.
 
2. PHÈN TRẮNG.
- Phèn trắng còn gọi là phèn trong, thạch niệt, phàn thạch, vũ niệt, vũ trạch, lí thạch, bạch quân, vân phàn, sinh phàn. Vị chua, tính hàn, độc. Cho phèn trắng vào nồi đất đốt nóng cho nó dùng giải và luyện cho khô thì thành phèn khô, cũng có thể làm thuốc.


 
- Tác dụng: Tiêu đờm, chống thấp, chống đi ngoài, chống chảy máu, giải độc, sát trùng nên thường dùng lúc bị tiêu chảy, chảy máu cam, bị kinh giản, đau dạ dày.
- Cách dùng: Uống: làm thành viên, tán bột. Dùng ngoài thì xoa, đắp.
- Kiêng kị: Không dùng cho người bị âm hư dạ dày yếu, không thấp nhiệt.
- Một số công dụng chữa bệnh:
1. Viêm dạ dày mạn tính, loét dạ dày và hành tá tràng: Phèn trắng 9 phần, tinh bột 1 phần, cho nước nguội đã đun sôi vào làm thành viên bằng hạt đỗ tương, mỗi lần uống 6 – 9g. Ngày uống 3 lần.
2. Viêm ruột: Nghiền nhỏ phèn trắng làm thành viên con nhộng, ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên con nhộng, uống với nước. Nếu cùng uống với hoàng liên tố (Gelseminine) càng tốt.
3. Ho nhiều đờm, viêm phế quản: Phèn trắng 30g, nghiền thành bột, cho ít dấm vào trộn đều đắp vào huyệt dũng tuyền (lòng bàn chân) rồi băng cố định lại. Ngày làm 1 lần.
4. Chảy máu cam không ngừng: Thổi phèn trắng vào.
5. Hôi nách: Dùng bột phèn trắng cho vào túi vải rắc vào nách.
6. Kinh giản: Bột phèn trắng, ngày uống 2 lần vào sáng tối, mỗi lần 3 – 4g. Liên tục uống  từ 20 – 90 ngày.
7. Viêm da lúc lội nước, mụn ướt: Phèn trắng khô 15g, nhôm oxid 9g; hoàng bá 9g, cam thảo 9g, băng phiến 2g. Tất cả nghiền thành bột, bôi đắp vào chỗ đau.
8. Miệng lưỡi bị rộp: Phèn trắng 6g, băng phiến 1g; kén tằm 1 cái. Nghiền phèn thành bột cho vào kén tằm, sấy cháy đi rồi cho băng phiến vào cùng nghiền thành bột, bôi vào chỗ rộp, ngày 3 lần.
9. Chân chảy mồ hôi, mụn ướt: Phèn hòa với nước hay bột phèn bôi rắc vào chỗ đau. Hoặc lấy phèn trắng, gừng khô 2 lượng bằng nhau cho nước nấu lên rồi ngâm chân hay bôi chỗ đau.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan