CÁC LOẠI GIA VỊ DÙNG LÀM THỰC PHẨM – VỊ THUỐC – PHẦN 4

1. LÁ CHÈ
- Lá chè còn gọi là búp chè, lạc nô,là lá mần của cây chè (thea Sinensis) thuộc họ Chè (Theaceae). Tính mát, vị ngọt đắng, thơm dịu, không độc. Thành phần chính có kiềm (tannin), cà phê, kiềm chè, chất vàng. Qua quá trình chế biến khác nhau hàm lượng trong chè cũng khác nhau. Chè có giá trị dược lực cao như giúp tiêu hóa, lợi tiểu, giải độc, ít nhiều chống được u, có lợi cho sức khỏe.


 
- Cách dùng: nấu uống, hãm uống, thái ra hoặc nghiền thành bột để dùng:
- Tác dụng: làm sáng mắt, giải khát, tiêu đờm, giúp tiêu hóa, lợi tiểu, giải độc nên thường dùng lục bị đau đầu, hoa mắt, mệt mỏi, buồn ngủ, miệng khô, tim khó chịu, táo bón, viêm ruột, khó đi giải, chống cảm nắng, giải rượu.
- Kiêng kị: Không dùng cho người mất ngủ, không dùng chung với thuốc Tây, không dùng chung với uy liinh thiên, đản sâm, nhân sâm, thổ phục linh. Người bị tim mạch yếu, thiếu máu, loét đường tiêu hóa cũng không nên uống nhiều chè. Ban đêm người huyết áp cao, sản phụ không nên uống chè đặc. Sáng dậy lúc còn đói hoặc trước khi ngủ không nên dùng chè.
- Chữa trị một số bệnh:
1. Đau dầu, hoa mắt do phong nhiệt: lá chè 10g, bạc hà 10g; hoàng linh (Scutellaria Baicalensis) 60g (sao rượu 3 lần), xuyên khung 30g, bạch chỉ 15g, hoa kinh giới 12g. Tất cả nghiền thành bột, mỗi lần uống 6 – 10g, uống với nước chè.
2. Loét dạ dày và hành tá tràng: Lá chè, đường trắng, mât ong mỗi loại 250g. Đổ ào 4 bát nước, nấu đến lúc còn 2 bát, bỏ bã lấy nước cho vào lọ đậy kín dùng sau 12h. uống vào sáng tối, mỗi lần 1 thìa, hâm nóng lên rồi uống.
Hoặc dùng Chè đen, mật ong, đường trắng mỗi loại một ít, cho chè vào phích, đổ nước sôi vào 10 phút sau thì cho mật ong và đường trắng vào. Uống nóng ngày 3 lần.
3. Lị cấp tính, mạn tính, viêm ruột: Lá chè 3 – 5g, nấu đặc lên rồi uống, ngày 3 – 4 lần. Có thể thêm ít dấm vào rồi uống.
4. Thần kinh hỗn loạn (điên): Lá chè già 30g nghiền thành bột, bột phèn trắng 15g. hỗn hợp chúng làm thành viên bọc chu sa (cát tím – Hg2S), mỗi lần uống 9g.
5. Sốt rét: Lá chè 9g; thịt quả hồ đào (Juglans regia) 15g nghiền nát, xuyên khung 1,5g rét nhiều thì thêm 1g hồ tiêu, đổ nước vào khi chưa lên cơn thì uống từ từ cho đến khi lên cơn sốt.
6. Rộp miệng, miệng hôi hoặc ăn hành tỏi sống: Súc miệng bằng nước chè hoặc nhấm là chè.
7. Kinh nguyệt không đều: Lá chè 6 – 9g, nấu lên cho ít đường đỏ để uống, ngày 2 lần
8. Nước ăn chân: Dùng lá chè xanh ngâm nước rồi ngâm rửa chân.
9. Khó đi tiểu, tức bụng dưới: hải kim sa (Lygodium japonicum) 30g, lá chè 15g, nghiền thành bột, mỗi lần uống 10g, nấu nước gừng và cam thảo rồi cùng uống.
10. Đau hông, khó quay người: Nước chè đặc 250g, dấm 100ml, hòa lẫn nhau rồi uống.
11. Uống nhiều rượu, tim nóng, mệt mỏi, ngủ nhiều: 1 chén nước chè đặc, uống nóng.
 
2. MẬT
- Mật còn gọi là đường mềm, bã đường, là loại đường ăn qua lên men, chế biến. Tính ôn, vị ngọt. Thành phần chính có đường mía, đường mạch nha, protein, chất khoáng và vitamin. Thường làm thành đường miếng để dùng.

- Tác dụng: Làm dịu, bổ  phổi, chống nóng, thanh thoát nên chủ yếu dùng lúc bị mệt nhọc, nóng ruột, bụng đau, ho tức ngực, nôn ra máu, miệng khô, đau họng, táo bón.
- Cách dùng: Ngậm pha và thuốc.
- Kiêng kị: Không dùng lúc bị thấp nhiệt, tức, buồn nôn, bị tiểu đường.
- Một số tác dụng:
1. Ho: Mật 200g, bột gừng khô 200g, bánh đậu 100g. Trước hết dùng 500ml nước nấu bánh đậu sôi 3 lần, vất bã đi, cho mật vào, đợi tan hết thì cho bột gừng vào, chia ra 3 lần để uống; Hoặc Củ cải trắng rửa sạch, nghiền ép lấy một bát nước, cho 25g mật vào chưng lên để nguội để uống.
2. Viêm phế quản mạn tính: Mật, mật ong, nước hành ép. Nấu sôi cho vào lọ dùng dần. ngày uống 2 lần với nước, mỗi lần 15 – 20ml.
3. Đau dạ dày: Mật 15 – 20g; lấy nước sôi hòa đều để uống.
4. Táo bón, phân khô: Cô mật đặc lại viên thành viên bằng ngón tay, bôi dầu ăn trộn bột phèn đen, nút vào hậu môn.
5. Động thai (thai ra): mật 25g, 1 ít sa nhân, ngâm tan ra uống.
 
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan