CÁC LOẠI GIA VỊ DÙNG LÀM THỰC PHẨM – VỊ THUỐC – PHẦN 2

1. ĐẠI HỒI HƯƠNG
- Đại hồi hương (Illicum verum) còn có tên lạc bạc thượng hồi hương, hồi hương bát giác châu, bát giác hương, bát giác đại hồi, bát giác, nguyên du hồi đại bát giác; là quả của cây hồi hương họ Hồi (Illiaceae). Tính ôn, vị hơi ngọt, đắng, có mùi thơm đặc biệt. Quả lớn, màu đỏ, nhiều dầu, mùi thơm nồng là quả tốt, chứa dầu bốc hơi, dầu lipid, protid.


 
- Tác dụng: Ôn dương, tán hàn, lợi khí. Dùng lúc bị rét run, bụng đau, thận hư hông đau.
- Cách dùng: sắc lên uống hay làm thành viên, thành bột hay gia vị. Lưu ý người âm hư, hỏa vượng phải dùng cẩn thận.
- Một số tác dụng chữa bệnh:
1. Hàn thấp, đau hông: Hồi hương (nghiền bột) 6g, trước lúc ăn cơm nuốt với canh mặn. Dùng đắp ngoài thì lấy 500 – 1000g gạo nếp, rang nóng, cho vào túi rồi đắp chỗ đau.
2. Bụng đau do phong hàn: Hồi hương 6g nghiền thành bột mịn, rồi uống với nước đường. Hoặc dùng đại hồi hương 9g, cho vào một tí rượu rồi uống cùng nước nóng.
3. Đau khi thay đổi không khí: Một ít đại hồi hương bột với một quả trứng gà rán bằng dầu mè, ăn 2 lần một ngày.
4. Đau bụng khi rét: Đại hồi hương 20g (nướng lên) nghiền thành bột, cho ít đường đỏ vào uống với rượu. Hoặc lấy đại hồi hương, tiểu hương mỗi loại 9g sắc lên uống.
 
2. ĐINH HƯƠNG
- Đinh hương (Syzygium aromalicum) còn gọi là đinh tử hương, chi giải hương, hung đinh hương, công đinh hương, là búp hoa của cây Đinh hương thuộc họ Sim (Myrtaceae). Rất thơm, tính ôn vị chát không độc. Loại hoa lớn, màu nâu tím, mùi mạnh, dầu nhiều là tốt.


 
- Cách dùng: làm vị thuốc hoặc làm gia vị.
- Tác dụng: Làm ấm dạ dày, tản hàn, giảm nôn, dùng ngoài thì không kinh mạch, máu lưu thông, giảm đau, nên thường dùng trị nôn mửa, lị, đi ngoài, bụng đau vì lạnh, sưng,, biến chứng ở da.
- Kiêng kị: Không dùng cho người bị nhiệt và âm hư nội nhiệt.
- Một số tác dụng chữa bệnh:
1. Ho thương hàn luôn và nôn thất thường: Đinh hương, tai quả hồng khô. Lượng bằng nhau, sấy khô, nghiền thành bột, mỗi lần uống 2 – 3g với nước nhân sâm hay nước thường, 1 -2 lần.
2. Trẻ con nôn ọe: Định hương, bán hạ (sống), lượng bằng nhau, nghiền thành bột, cho nước gừng viên thành viên bằng hạt đỗ xanh. Mỗi lần uống 5 – 10 viên với canh gừng.
3. Nôn mửa không ngừng: Đinh hương 15 hoa nghiền thành bột, nước mía, nước gừng trộn lại viên thành hòn to như hạt sen rồi ngậm vào họng; Hoặc dùng đinh hương 5g, tai quả hồng 6g, gừng sống 8g, sắc lên rồi chia 2 lần uống.
4. Tiêu hóa không tốt: Hoa đinh hương, hồ tiêu, 2 vị lượng bằng nhau, nghiền thành bột, thêm ít nước vào xong đắp vào rốn và băng cố định lại, mối ngày thay một lần.
5. Dạ dày đau: Đinh hương 15g, nhục quế 9g, nghiền chúng thành bột, chia ra 10 phần, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 phần.
6. Sùi da: Đinh hương 15g, thêm 100ml cồn 70, ngâm trong 48h rồi xát lên da, ngày 3 lần.
 
3. ĐƯỜNG ĐỎ
- Đường đỏ còn gọi là đường cát hồng, đường cát đỏ, đường vàng. Tính ôn, vị ngọt. Thường dùng làm gia vị và nước uống. 


 
- Tác dụng: bổ gan, hoạt huyết, giải hàn nên dùng lúc nóng bụng, khô miệng, sản phụ bị bại huyết , bị bỏng.
- Cách dùng: Hòa nước uống hoặc đắp ngoài.
- Kiêng kị: Không nên dùng cho người bị đờm, bệnh tiểu đường thì không được ăn, chất chua dạ dày quá nhiều cũng không nên ăn. Dùng nhiều hại răng và nóng.
- Chữa trị một số bệnh:
1. Sốt, khó thở, nôn mửa: Đường đỏ, nước gừng, lượng bằng nhau, trộn đều cho thêmít nước, hâm nóng uống dần.
2. Ho, đau họng, khản tiếng: Đốt than củi, thổi tro trắng vào cái bát, bỏ 30g đường đỏ vào bát và đổ ½ bát nước sôi vào, khuấy đều, dùng vải màn lọc và uống lấy nước.
3. Viêm phế quản mạn tính: Đường đỏ 60g, đậu phụ 250g, gừng sống 6g, nấu lên và ăn uống trước khi đi ngủ, liên tục trong 1 tuần.
4. Tức thở, sốt, cảm phong hàn, nôn: Đường đỏ, nước gừng lượng bằng nhau, trộn đều nấu lửa nhỏ 3 – 5 phút, mỗi lần ngậm vào họng ½ thìa.
5. Trẻ em ăn uông khó tiêu: Đường đỏ, kem sữa mỗi loại 1 ít cho nóng lên hòa tan để uống, ngày 3 lần, 2ml mỗi tuần tuổi.
6. Đau dạ dày: Đường đỏ 120g, vỏ trứng gà mới nở. Rang vàng vỏ trứng gà, nghiền thành bột, trộn đều với đường và uống cùng nước ấm. Mỗi lần uống 9g, ngày 3 lần.
7. Sản phụ đau bụng: Đường đỏ 30g, gừng già 6g, cho nước vào sắc lên uống.
8. Bỏng lửa: Rang đường đỏ trong nồi đất, nghiền thành bột, trộn với dầu cải, bôi chỗ bỏng.
9. Bế kinh: Đường đỏ, táo tàu môi xloại 60g, gừng già 15g, nấu lên thay chè, uống đến lúc thấy có kinh.
 
4. ĐƯỜNG TRẮNG (ĐƯỜNG PHÈN)
- Đường phèn hoặc đường trắng còn gọi là đường băng, đường cát trắng. Tính bình, vị ngọt là thể kết tinh dạng cát được tinh chế từ mía hoặc củ cải đường. Đường phèn là gia công tính của đường trắng. Thành phần có một số ít khoáng chất nư kali, natri, magiê, kẽm, sắt, vitamin B12.


 
- Tác dụng: Làm chất dẫn, bổ phổi, bổ gan, bổ dạ dày, nên chủ yếu dùng lúc ho phổi nóng,, khômiệng, họng sưng, đau dạ dày và làm gia vị.
- Cách dùng: hòa với nước để uống hoặc pha với nhiều loại thực phần khác. Đường phèn có thể ngậm. Không sử dụng cho người có đờm nhiều, tiểu đường, người béo, acid dạ dày nhiều. Dùng nhiều có thể hỏng răng và bị nhiệt nóng.
- Chữa trị một số bệnh:
1. Miệng chảy máu: Đường trắng (hoặc đường phèn) 25g, ô mai 1 quả, nấu lên liên tục uống.
2. Miệng lưỡi bị loét, sưng lợi, tỳ vị kém. Đường trắng 20g, cho vào nồi rang lửa nhỏ cho đến lúc vàng đen (không để cháy) thì lấy ra, cho nước sôi vào khuấy rồi uống, ngày 1 lần.
3. Viêm gạn mạn tính: Đường trắng 1 thìa, dầu rán 1 thìa, trộn đều, uống sau lúc ăn cơm, ngày 3 lần, 30 ngày là một liệu trình. Dùng với thuốc trị càng tốt.
4. Viêm dạ dày mạn tính: Đường trắng 30g, thạch cao sống 15g, lẫn với nhau rồi dùng nước sôi, nấu lên xong để lắng lại, lấy phần nước trong uống với nước lã. Mỗi ngày uống 1 thang, trong 1 tuần. Hoặc Đường trắng 250g, bột gừng sống 30g, bột đinh hương 5g. Cho đường trắng vào nồi thêm một ít nước, đun nhỏ lửa thành hồ rồi cho bột gừng, bột đinh hương vào khuấy đều, đun tiếp thành hồ, lấy ra để nguội cho vào lọ dùng dần, mỗi lần uống 6g hoặc ngậm cũng được.
5. Huyết áp cao:Đường phèn, dấm gạo, mỗi loại 500g. Hòa tan đường vào dẫm, mỗi lần uống 2 chén nhỏ, ngày 3 lần.
6. Ho khan, khạc ra máu, kém ăn: Hoàng tinh 30g, đường phèn 50g. Trước hết ngâm hoàng tinh vào nước cho nở ra, rửa sạch, cho vào nồi bỏ đường phèn vào nấu với nước cho hoàng tinh chín kỹ. Ăn hoàng tinh và uống nước ngày 2 lần.
7. Bỏng lửa: Băng phiến 30g; đường trắng 30g, nghiền thành bột rồi cho dầu rán trộn đều, đắp vào chỗ bỏng.
8. Viêm ống Lympho (Quai bị): Đường trắng 60g, rau răng ngựa (Portulaca oleracea) 60g, lòng trắng trứng gà 1quả, nghiền nát hỗ hợp trên rồi đắp chỗ đau, ngày 2 lần.
9. Bị bệnh ngứa: Cứ ngậm đường phèn liên tục ít tháng bệnh sẽ tự mất.
 
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan