BÀI THUỐC TRỊ BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG, TRĨ, TẢ KIẾT LỴ - PHẦN 7

  1. RAU SAM CỎ SỮA MƠ LÔNG HOÀN:

Rau sam tươi

  1. g

Cỏ sữa (nhỏ hoặc lớn) lá tươi

  1. g

Cỏ phượng vĩ (khô)

  1. g

Lá mơ lông tươi

  1. g

Hạt cau già (khô)

  1. g

 

 

  • Chủ trị: Kiết lỵ mới phát (thuộc nhiệt) đại tiện ra máu lẫn nhày mũi như máu cá, mót rặn ngày đi nhiều lần.
  • Cách dùng: Rau sam, cỏ sữa, mơ lông rửa sạch giã nhổ vắt lấy nước cốt cô đặc. Phượng vĩ, hạt cau tán bột mịn trộn với nước cốt rau sam, cỏ sữa, mơ lông, thêm bột nếp (hay bột khoai lang khô sao vàng) luyện hoàn bằng hạt đậu đen.
    • Trẻ em 5 – 10 tuổi mỗi lần dùng 10 – 20 viên. Từ 10 – 15 tuổi mỗi lần dùng 20 – 30 viên.
    • Người lớn mỗi lần dùng 30 – 40 viên.
    • Ngày uống 2 lần, uống với nước chè nóng.
    • Kiêng không ăn thức ăn sống lạnh, mỡ béo, tanh, cay nóng.
       
  1. VIÊN RAU SAM NHỌ NỒI:

Rau sam tươi

  1. g

Cỏ nhọ nồi tươi

  1. g

Trắc bách diệp (khô)

  1. g

Vỏ rụt khô

  1. g

Hòa hoa (sao)

  1. g

Hạt cau già khô

  1. g

Chỉ xác (bỏ ruột)

  1. g

 

 


  • Chủ trị: Nhiệt lỵ: đại tiện ra nhiều máu, mót rặn, ngày đi nhiều lần.
  • Cách dùng: Rau sam và cỏ nhọ nồi nấu cao mềm; Các vị khác sấy khô, tán bột mịn, trộn với cao mềm rau sam, cỏ nhọ nồi thêm bột nếp luyện hồ làm viên bằng hạt đậu đen.
    • Trẻ em 5 – 10 tuổi uống 10 – 20 viên;  từ 10 – 15 tuổi mỗi lần uống 20 – 30 viên. Người lớn mỗi lần uống 30 – 40 viên.
    • Ngày uống 2 lần, uống với nước chín hoặc nước chè nóng.
    • Kiêng kỵ các chất tanh, mỡ và cay nóng.
       
  1. SIRO CAO RAU SAM:

Rau sam (tươi)

  1. g

Rau má (tươi)

  1. g

Cỏ nhọ nồi (tươi)

  1. g

Hoa lựu hoặc vỏ quả lựu tươi

  1. g

Hoa kim ngân (tươi)

  1. g

Rễ cây cúc áo (tươi)

  1. g
  • Chủ trị: Kiết lỵ ra máu nhiều và mới bệnh
  • Cách dùng:
    + Các vị rửa sạch thái nhỏ cho vào nồi nhôm, đổ ngập nước, nấu sôi kỹ gạn lấy nước lần 1, đổ nước nấu tiếp gạn lấy nước lần 2 để lấy hết hoạt chất.
    + Hai nước nấu hợp lại làm một, lọc trong, cô thành cao lỏng, thêm đường làm siro.
    • Trẻ em 5 – 10 tuổi mỗi lần uống 5 – 10ml. Trên 10 tuổi mỗi lần uống 10 – 15ml. Người lớn mỗi lần uống 20 – 30ml. Ngày uống 2 lần.
    • Kiêng kỵ các thức cay nóng, dầu mỡ. Đối với chứng lỵ lâu ngày (mạn tính) không dùng.
       
  1. VIÊN KHỔ SÂM:
  • Thành phần:
    + Khổ sâm: 200
    + Hòa hoa: 100g
    + Kim ngân hoa: 100g
  • Chủ trị: Kiết lỵ đi ngoài ra máu thể nhiệt lỵ.
  • Cách dùng: Các vị sao giòn, tán bột mịn luyện hồ làm viên bằng hạt đậu xanh.
    • Người lớn mỗi lần uống 25 – 30 viên. Trẻ em 5 – 10 tuổi mỗi lần uống 10 – 15 viên. Trên 10 tuổi mỗi lần uống 15 – 25 viên. Ngày uống 2 lần với nước chín.
    • Kiêng kỵ: Các thức ăn cay nóng, dầu mỡ. Người đi ngoài ra nhày máu mủ không có máu không dùng.
       
  1. VIÊN KHỔ LUYỆN ĐẠI HOÀNG:

Khổ luyện tử (sao)

  1.  

Hoàng liên (sấy giòn)

  1.  

Bồ kết (bỏ hạt đốt cháy)

  1.  

Bình lang (sao giòn)

  1.  

Hạt dưa hấu lâu năm (sao vàng cháy)

  1.  

Đại hoàng (sấy giòn)

  1.  
  • Chủ trị: Các chứng lỵ.
  • Cách dùng: Các vị tán bột mịn, luyện hồ làm viên bằng hạt đậu xanh.
    • Trẻ em  1- 5 tuổi mỗi lần uống 5 – 10 viên
    • Từ 6 – 10 tuổi mỗi lần uống 10 – 15 viên
    • Trên 10 tuổi mỗi lần uống 15 – 20 viên.
    • Người lớn mỗi lần uống 20 – 30 viên

Uống với nước nóng hoặc nước chè. Ngày uống 2 lần sáng, chiều.

  • Kiêng kỵ: Các chất cay nóng, dầu mỡ và các chất khó tiêu. Trường hợp lỵ lâu ngày tỳ vị hư hàn, ăn uống kém tiêu không dùng.
     
  1. VIÊN HƯƠNG LUYỆN:

Mộc hương

  1. g

Khổ luyện tử (sao)

  1. g

Hoàng liên

  1. g

Vỏ rụt (cạo vỏ thô)

  1. g

Địa du (sao)

  1. g

Rễ cỏ tranh (sao)

  1. g
  • Chủ trị: Kiết lỵ đau bụng, đi ngoài ra máu, mót rặn nhiều.
  • Cách dùng: Các vị sao, sấy giòn, tán bột mịn luyện hồ làm viên bằng hạt đậu xanh.
    • Trẻ em từ 1 – 5 tuổi mỗi lần uống 5 – 10 viên.
    • Trẻ từ 6 – 10 tuổi mỗi lần uống 10 – 15 viên.
    • Trên 10 tuổi uống 15 – 20 viên
    • Người lớn mỗi lần uống 20 – 30 viên.

Uống với nước nóng hoặc nước trà. Ngày uống 2 lần sáng, chiều.

  • Kiêng kỵ: Các chất cay nóng, dầu mỡ, khó tiêu. Trường hợp lỵ lâu ngày đi ngoài nhiều nhày mũi không nên dùng.
     
  1. MỘC NHĨ MƠ LÔNG THANG:
  • Thành phần:
    + Mộc nhĩ (loại mọc ở cây duối hoặc cây mít thì tốt): 50g
    + Lá mơ tam thể: 50g
    + Gạo tẻ: 20g
  • Chủ trị: Kiết lỵ máu nhày mũi lẫn lộn.
  • Cách dùng: Mộc nhĩ rửa sạch thái nhỏ nấu với gạo thành cháo. Khi cháo chín nhừ cho lá mơ lông đã rửa sạch thái nhỏ trộn với cháo thêm chút muối, ăn lúc ấm. Ngày ăn 1 – 2 lần.
  • Kiêng: Chất tanh, cay nóng, khó tiêu.

    Nguồn: Đông Y Thiện Tri Thức tổng hợp.

 

Bài viết liên quan