VAI TRÒ BẢO VỆ SỨC KHỎE CỦA CÂY MƯỚP

Hoa mướp còn gọi là Ty Qua Hoa, tên khoa học là Lufa cylindrical (L) Roem. Sách điền nao bản thảo gọi là Ty qua, thiên điếu qua…Sách Lĩnh Nam thái dược lục gọi là Thủy qua; Ngoài ra các sách Trung y còn gọi dưới nhiều tên gọi khác như: Đảo dương thái, thiên ty qua, Thiên là qua, Thái qua, Kiêm qua, Phưởng tuyển, Tẩy oa la qua, Ngư từ…

Mướp thuộc họ bầu bí, thân màu xanh lục nhạt, có góc cạnh. Lá mướp to, nhám, đường kính cỡ từ 15 đến 25cm, phiến chia thùy thành hình cạnh 3 hay mác, mép có răng cưa, cuống là dài từ 10 đến 12cm, tua cuống có phân nhánh. Hoa mướp màu vàng, hoa đực mọc thành chum, hoa cái mọc đơn độc. Quả mướp hình trụ hay hình thoi, dài từ 20cm đến 1m, vỏ màu xanh lục nhạt, có sọc màu đen hay xanh đen chạy dọc thân quả. Trong quả mướp có rất nhiều hạt, hạt màu trắng hay nâu nhạt khi non và chuyển thành đen khi già, dài khoảng 12mm, rộng 8 mm. Khi quả mướp già, khô, bóc lớp vỏ sẽ có lớp xơ, lớp xơ này dai, cứng không bị mục nát bở nước, đem ngân xơ trong nước, xơ sẽ phồng lên và mềm ra dùng để cọ rửa rất tốt.

Cây mướp được trồng ở nhiều nơi trên nước ta dùng để lấy trái ăn. Hoa mướp, lá mướp, quả mướp, vỏ mướp, cuống, xơ, hạt, tua mướp, rễ mướp đều có thể dùng làm thuốc được.

Về dược tính của hoa mướp:

  • Sách Điền nam bản thảo: Hoa mướp tính lạnh, vị ngọt pha đắng; chủ thanh nhiệt ở phổi, tiêu đàm hạ khí, dứt ho, dứt đau nhức ở họng, tiêu phiền khát.
  • Sách Lục Châu bản thảo: hoa mướp chữa chứng viêm lở trong hốc mũi.
  • Sách Trùng Khánh Thảo dược cho rằng Hoa mướp chủ thanh nhiệt, lợi tiểu, chữa nhọt độc, mụn trĩ.
  • Sách Phân loại thảo dược tính cho rằng Hoa mướp chữa nhọt, lở đẩy lui hỏa độc, tiêu sưng thũng.

Về dược tính của lá mướp:

  • Sách cương mục bản thảo chép rằng lá mướp chữa ghẻ lác, chữa ung nhọt, sưng tấy.
  • Sách Bản kinh phùng nguyên cho rằng Lá mướp giã lấy nước uống giải được nọc độc của rắn, bã đắp vào vết cắn hễ khô lại thay.
  • Sách Lĩnh Nam Thái dược lục cho rằng La mướp nấu uống chữa chứng nga hầu (chứng cổ nổi những lớp màng dày màu trăng gây nghẹt thở gần giống chứng bạch hẩu).
  • Sách Quản Châu thực vật chí cho rằng Lá mướp giã nát đắp ngoài chữa được ung thư và các bệnh ngoài da của trẻ em vào mùa hạ, cũng có thể tan sưng, hạ nóng rất công hiệu.

Về dược tính quả mướp:

  • Sách Bản thảo cương mục cho rằng Quả mướp vị ngọt, tính bình, không độc, nấu ăn giải nhiệt, lợi ruột, Đốt tồn tính tán thành bột cho người già uống khử phong, tan đờm. Chủ làm mát máu, giải độc tiêu sưng sát trùng, thông kinh lạc giúp máu lưu thông tốt, khiến ra sữa, chữa ddại tiểu tiện ra máu, trĩ lậu, băng huyết trong, vàng da, chữa chứng sán khí (sưng bìu, dái), đau do khí huyết, ung thư, nhọt độc sưng tấy, sâu răng, thai độc…
  • Sách Bản kinh phùng nguyên cho rằng: Quả mướp vị ngọt, tính lạnh, không độc.
  • Sách Bản thảo mông nguyên cho rằng: Quả mướp đôt thành than, tán mịn rắc chữa vết đậu, chân sưng đau.
  • Sách Lục Xuyên bản thảo cho rằng: Quả mướp sinh nước bọt, làm hết khát, chữa trúng năng, trừ phiền nhiệt. Chủ trị miệng khô khát, thân thể nóng bứt rứt.
  • Sách Trung dược đại từ điển cho rằng: Quả mướp vị ngọt, tính mát, chủ thanh nhiệt, tiêu đờm, làm mát máu, giải độc. CHữa chứng thuộc về nhiệt, thân nhiệt cao: khô khát, ho hen đờm suyễn, bang huyết, bạch – xích đới, tiểu ra máu, nhọt lở, sữa không thông…

Tuy có nhiều tác dụng nhưng theo sách Điền Nam Bản Thảo  không nên ăn quá nhiều vì như vậy sẽ hại cho chân hỏa, dẫn tới dương nuy; hoặc như sách Bản Kinh Phùng Nguyên cho ằng năn nhiều mướp sẽ gây tiêu chảy.

Về dược tính của vỏ quả mướp:

  • Sách Điền Nam Bản Thảo cho rằng Vỏ quả mướp đem phơi khô, tán thành bột, chữa được đau đớn do vể thương dao, kiếm đâm chém…
  • Sách Phân Loại Thảo Dược tính: vỏ mướp giã nát đắp hoặc lấy nước cốt bôi vào chỗ nhọt lở sẽ trừ được hỏa độc, làm tan sưng tấy.

Về dược tính của cuống quả mướp:

  • Sách Bản thảo Cầu nguyên cho răng Cuống quả mướp phối với rau kim châm chữa được các chứng sưng họng
  • Sách Học phố tạp xơ chép cuống của quả mướp chữa được bệnh đậu ở trẻ em.

Về dược tính của xơ mướp:

  • Sách Nam Dược thần hiệu cho rằng Xơ mướp tính ấm vị ngọt, không độc thanh nhiệt, trừ thấp, lợi tiểu, tiêu đờm, trị mụn nhọt, làm cho đậu mọc, thông sữa. Lấy những quả già, đã qua mùa sương, bỏ hột mà dùng.
  • Sách Y Lâm toản yếu cho rằng: Xơ mướp làm mát máu, thông kinh mạch, thúc đậu mọc.
  • Sách Bản thảo thái tân cho rằng: Xơ mướp thông kinh mạch, điều hòa huyết áp, tiêu đờm, thuận khí.

Về dược tính của hạt mướp:

  • Sách Thực vật bản thảo của Diêu khả Thành cho rằng: Hạt mướp (ô ngưu tử): Loại vị đắng, tính lạnh, có độc chủ trị cơ thể tích nước, mặt và mí mặt, tay chân sưng phù, thũng nước, khiến người bệnh ói mửa, loại vị ngọt, không độc, chữa chứng phát phiền, trị khát, chữa tim nóng, lợi tiểu, điều hòa tim phổi, tiểu có sạn, mửa ra giun đũa.

Khắc kỵ với hạt mướp: 

  • Sách Thực vật bản thảo: cho rằng Người mắc chứng cước khí, hư trướng, nhiễm lạnh dùng hạt mướp, bệnh sẽ nặng thêm.
  • Sách Đắc Phối bản thảo cho rằng Người tỳ hư không dùng hạt mướp.
  • Sách Nam ninh thi dược vật chí cho rằng: Phụ nữ đang mang thai không nên dùng hạt mướp.

Về dược tính của tua mướp:

Sách Bản thảo cầu nguyên cho rằng: Tua mướp vị đắng, hơi lạnh, hơi có độc, chủ hòa huyết mạch, hoạt gân bắp, tháo nước, ngưng âm thống (đau trong cơ thể), bổ trung kiện tỳ, tiêuu thủy thũng. Chữa máu khô thiếu lưng gối và tay chân tê bại, kinh phong sau sinh, điều hòa kinh nguyệt.

  • Sách Cương mục cho rằng: Tua mướp (thêm rễ mướp) chữa sâu răng, não lậu (hay chảy nước mũi đặc), sát trùng giải độc.

Về dược tính của rễ mướp:

  • Sách Trùng Khánh thảo dược cho rằng rễ mướp vị ngọt hơi pha đắng, tính bình, không độc, chủ thông kinh mạch, hành huyết, tiêu thũng chướng, xuống sữa, chữa bầu vú sưng đau, eo đau.
  • Sách Phân loại bản thảo dược tính cho rằng: Rễ mướp chữa chứng não lậu, mụn trĩ sưng lở, rắn độc cắn bằng cách nấu uống khoảng 1 đến 2 lạng hoặc nấu rửa/ giã nát vắt lấy nước cốt xoa bôi.

MỘT SỐ BÀI THUỐC TRỊ LIỆU

  1. Chữa chứng Ho suyễn:
  • Phương 1: Hoa mướp 30g; mật ong 50g; hai thứ trộn chung rồi đem chưng cách thủy tới khi nước sôi già thì lấy ra chia đều làm 2 lần dùng - (Điền nam bản thảo); hoặc Hoa mướp 10g, mật ong lượng dùng thích hợp. Cho hoa mướp vào một cái bát, rót nước sôi già vào ngâm trong 10 phút, sau đó cho mật ong vào tách khuấy đều rồi uống khi bớt nóng. Ngày dùng thuốc này 3 lần -  (Dược thiện thực phổ tập cẩm).
  • Phương 2: Hoa mướp 50g; trứng gà 2 trái. Cho hoa mướp vào chảo sao sơ, sau đập trứng gà vào trộn kỹ để nguội cho một chút đường vào đảo kỹ là được, chia đều làm 2 lần dùng trong ngày.
  1. Chữa viêm xoang mũi:
  • Hoa mướp 30g; tân di 10g; Cả hai thứ trộn chung, chia đều làm 3 – 5 lần dùng. Khi dùng cho 1 phần thuốc vào tách, rót nước sôi già vào ngâm đợi nước thuốc nguội là uống được. Dùng hết lượng trên trong 1 ngày – (Bách hoa trị bách bệnh).
  1. Chữa chứng Mụn trĩ, rôm sảy làm độc lở loét:
  • Phương 1: Hoa mướp 20g, hoa hòe 10g. Cả hai thứ gộp chung trộn kỹ, chia đều làm 3 lần dùng. Khi dùng cho 1 phần thuốc này vào tách sứ, rót nước sôi già vào ngâm, đợi nước còn ấm thì uống. Dùng hết 3 phần thuốc này 1 ngày, mỗi lần dùng cách nhau 3 giờ.
  • Phương 2: Hoa mướp lượng dùng thích hợp, cho vào cối sạch giã nát nhuyễn như bùn, đắp vào chỗ lở loét. Ngày đắp thức thuốc này 1 lần.
  1. Chưa vết thương ngoài da bị chảy máu:
  • Phương 1: Hoa mướp 30g cho vào cối giã sạch nhuyễn như bùn, cho thêm 1 ít đường đỏ, hòa với nước sôi, để cho bớt nóng thì uống.
  • Phương 2: Hoa mướp 30g; băng phiến 1 ít. Cho hoa mướp vào cối giã sạch giã nhuyễn như bùn, cho băng phiến vào trộn đều đắp vết thương, dùng băng sạch băng lại.- (Bách hoa trị bách bệnh).

Ngoài ra còn có một số bài thuốc từ phần khác của cây mướp:

  • Chữa chứng băng huyết ở nữ: Lá mướp vừa đủ, sao đen, nghiền thành bột, mỗi lần dùng 2 đến 5 đồng cân, hòa với rượu uống – Mân nam dân gian thảo dược.
  • Chữa chứng Thận nhiễm phong nhiệt sinh mẩn ngứa: Lá mướp 4 lạng; ké đầu ngựa 1 lạng; hoa cúc dại 2 lạng. Gộp chung cae 3 vị nấu với 1 lượng nước vừa đủ dùng, rửa chỗ mẩn ngứa.
  • Chữa chứng Trĩ sưng tấy ở hậu môn: Quả mướp (không quá non hay quá già) lượng đủ dùng, đốt tồn tính, nghiền thành bột. Mỗi lần uống 2 đồng cân với rượu – Bản thảo cương mục.
  • Chữa chứng ngọc hành bị lở loét: dùng quả mướp (để nguyên hột) giã vắt lấy nước cốt, hòa với bột ngũ bội tử lượng dùng thích hợp, thường xuyên thoa vào chỗ đau thì hết.
  • Chữa chứng Đi lỵ ra máu bụng đau hoặc lẫn nhày: Mướp 1 quả để nguyên không gọt vỏ, đốt tồn tính tán thành bột. Khi dùng hòa 2 đồng cân với rượu, uống lúc đói. Nếu giản tiện có thể nướng chín đen quả mướp, ăn hết trong 1 lúc. – Kinh nghiệm lương phương.
  • Chữa chứng tắc tia sữa: Mướp 1 quả để nguyên hạt đôt tồn tính, nghiền thành bột. Khi dùng hòa với 1 đến 2 đồng cân bột này với rượu uống. Giản tiện hơn có thể bọc vải sạch vắt lấy nước cốt uống. – Giản tiện đơn phương.
  • Chữa chứng tiểu đau, 1 bên bìu sa xuống đau lan lên bụng dưới: Dùng quả mướp đầu mùa giữ lại trên cây hết mùa, lá rụng thì hái về, đốt tồn tính, tán thành bột, luyện mật hòa thành cao, mỗi tối uống một muỗng với rượu ngon, như đau bên trái thì nghiêng bene trái, đau bên phải thì nghiêng phải sẽ lành. – Nam dược thần hiệu.
  • Chữa bàn tọa lở loét: dùng vỏ quả mướp, đốt cháy tán thành bột, hâm nóng rượu hòa bột này bôi thường xuyên thì khỏi – Nhiếp chúng sinh diệu phương.
  • Chữa chứng đau họng: cuống quả mướp đốt tồn tính, tán thành bột, gộp với cứt ngỗng trắng (nướng khô tán thành bột) và băng phiến (tán thành bột) liều lượng vừa phải, thổi vào họng – (Nam ninh thi dược vật chí).
  • Chữa chứng Mặt bị phong, ngứa lở: Xơ mướp, bồ kết bằng nhau, đốt thành tro, trộng đều với dầu mè  bôi vào chỗ lở ngữa rất hay – Nam dược thần hiệu.
  • Chữa chứng “Vàng Da vì tích thực”: Tích thực là bệnh đầy trướng sinh vàng da do ăn uống quá độ, nếu không kịp thời chữa trị có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Để chữa chứng này dùng xơ mướp để nguyên hạt, đốt tồn tính, tán nhỏ, mỗi lần uống 2 đồng cân. Nếu vì ăn quá nhiều mì mà sinh bệnh thì uống với rượu nóng, chỉ vài lần là khỏi – Nam dược thần hiệu.
  • Chữa chứng tửu trĩ: Tửu trĩ là chứng trĩ sinh ra do uống quá nhiều rượu liên tục trong 1 thời gian. Để chữa chứng này, dùng xơ mướp lượng đủ dùng, đốt tồn tính, tán nhỏ, mỗi lần dùng 2 đồng cân, uống với rượu vào lúc đói, rất hay – Nam dược thần hiệu.
  • Chữa chứng ho hen, thở ngắn hơi: Hạt mướp già lượng đủ dùng, đốt tồn tính, tán thành bột, lấy thịt quả táo quết làm thành viên bi; mỗi lần uống 1 viên với rượu hâm nóng sẽ tiêu đờm, hết ho – Nam dược thần hiệu.
  • Chữa chứng Đau lưng: Nhân hạt mướp lượng đủ dùng, sao cháy, tán thành bột, hòa với rượu uống, lấy bã đắp vào chỗ đau thì khỏi – Nam dược thần hiệu.
  • Chữa chứng Mũi thường chảy nước vàng. Mùi thối khắm cùng lúc đầu óc cực kỳ nhức buốt: Dùng tua mướp ở gần gốc 3 – 5 tấc, đốt tồn tính, tán thành bột, hòa vào rượu uống – Y học chính truyền.
  • Chữa chứng răng trồi lên cực kỳ đau đớn: Tua mướp lượng đủ dùng, phơi khô trong bóng râm. Khi dùng, đốt tồn tính, nghiền thành bột, trét vào chỗ đau thì khỏi – Hải thượng Diệu phương.
  • Chữa chứng Nướu răng sưng đau do nhiệt độc: Dây mướp lượng đủ dùng, phơi trong bóng râm. Khi dùng đốt tồn tính, tna thành bột xát vào là lành – Nam Dược thần hiệu.
  • Chữa mụn nhọt lở loét lâu ngày không khỏi: Rễ mướp già lượng đủ dùng, rửa sạch, nấu lên để còn ấm rửa kỹ vết thương, rửa thường xuyên. Trước khi rửa ngâm, tẩm nước này 1 hồi lâu càng có hiệu quả - Bao hội ứng nghiệm phương.
  • Chữa chứng viêm tuyến sữa: Rễ mướp, rễ cúc hoa vàng, rễ thông 3 lá bằng lượng nhau đủ dùng, rửa sạch, nấu với 1 lượng nước vừa đủ chia làm 3 đến 4 lần uống trong ngày, khi uống hòa với rượu hâm nóng – Giang tây thảo dược thủ sách.
  • Chữa chứng Lưng, eo đau nhức liên tục: Rễ mướp lượng đủ dùng, đốt tồn tính, tán thành bột, mỗi lần uống 2 đồng cân với rượu hâm nóng – Vệ sinh tạp chứng.
  • Chữa chứng mạch lươn lâu ngày không khỏi, nước mủ dầm dề, chỗ lở loét không liền miệng, không sinh da non: Rễ mướp già lượng vừa đủ dùng, rửa sạch, sắc thật đặc phết vào vết thương rất mát, lên da non và thu miện ngay, rất hay. Phương này cũng dùng chữa các chứng mụn nhọt hiểm (ác sang), rất công hiệu – Nam dược thần hiệu.

Nguồn: Đông Y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan