TỲ GIẢI

  • Tên khoa học: Dioscorea hypoglauca Polibin, họ Củ nâu (Dioscoreaceae) còn được gọi với Tên khác là Phấn tỳ giải.
     
  • Bộ phận dùng: Thân rễ (quen gọi là củ) đã chế biến khô của cây tỳ giải (Rhizoma) được ghi nhận vào Dược điển TQ.
     
  • Mô tả cây: Cây tỳ giải là một loại cây dây leo, sống lâu năm, thân rễ phình thành củ, có nhiều rễ con xung quanh củ, củ cứng, mặt ngoài màu hơi nâu, cắt ngang màu trắng ngà. Lá mọc cách, phiến lá hình tim, đầu nhọn, cuống lá dài, mép nguyên, hơi lượn song, lá kèm biến thành tua cuống. Hoa đơn tính, đực dài, cái khác gốc, họp thành bông. Quả nhỏ có dĩa. Hoa ramùa hạ. Cây tỳ giải chưa tháy ở Việt Nam.
     
  • Thu hái chế biến: Thu hoạch thân rễ (củ) tỳ giải vào thời gian mùa xuân và thu. Đào lấy rễ rửa sạch, cắt bỏ những rễ con đem phơi sấy khô là được.


     
  • Công dụng: Theo Đông y, tỳ giải vị đắng tính bình vào 2 kinh Can, Vỵ. Có tác dụng lợi niệu, trừ thấp khu phong. Chữa các chứng bệnh phong thấp đau nhức, các bệnh về hệ tiết niệu, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, chữa giang mai (phối hợp với các phương khác)
     
    • Liều dùng: 4 – 15g (sắc uống hoặc tán bột uống).
    • Lưu ý: Người thuộc chứng âm hư hỏa vượng, thận hư, mà sinh đau lưng không uống.
       
  • Một số bài thuốc ứng dụng:
     
    • Bài số 1: Thông đờm, chữa đái nhỏ giọt (lẫm) nước đái đục do thấp nhiệt: Dùng Tỳ giải 10g; Ích trí nhân 10g; Cam thảo 6g; Ô dược 6g; Thạch xương bồ 10g; Sắc uống.
       
    • Bài số 2: Chữa trừ thấp, giảm đau, chữa đau cứng khớp sống lưng, chân tay đau nhức không đi được do thấp nhiệt hay do phong thấp:

Tỳ giải

10 g

Bạch truật

10 g

Phụ tử chế

6 g

Ngưu tất

10 g

Đan sâm

12 g

Chỉ xác

6 g

Tán bột mịn, trộn đều luyện với mật ong làm hoàn. Mỗi lần dùng với rượu ấm, dùng khoảng 10g.

  • Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan