TU LÌNH (CÂY)

  • Tên khoa học: Pseuderanthemum palatierum (nees) Radlk  - họ Ô rô (Acanthaceae), còn gọi là Hoàn ngọc – Xuân hoa – Nhật nguyệt – Trạc mã – La điền – Mặt quỷ - Nội đông.
     
  • Bộ phận dùng: Lá (chủ yếu), rễ tươi hoặc đã chế biến khô của cây tu lình.
     
  • Mô tả cây: Cây tu lình là loại cây thân gỗ nhỏ, sống nhiều năm, cao 1 – 2m, phân nhánh nhiều, thân non mầu lục, phần già hóa gỗ màu nâu, cành nhỏ, mảnh, lá mọc đối cuống lá dài 3 – 4cm, phiến lá hình mũi mác nhọn hai đầu, hơi mỏng, mềm dài 10 – 18cm, rộng 3 – 5cm, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới lục nhạt, mép nguyên – những lá vàng rất mau rụng. Cụm hoa dài 10 – 15cm, mộcwr nách lá hay đầu cành, hoa lưỡng tính, 5 lá đài rời, tồn tại đến khi quả già, tràng hợp màu trắng, ống tràng dài độ 2,5cm, có 5 thùy chia làm 2 môi, môi trên 2 thùy, môi dưới 3 thùy. Quả nang 2 ô, mỗi ô chứa 4 hạt. Cây mọc hoang nhiều vùng trên cả nước, rất dễ nhân giống.
     
  • Thu hái và chế biến: Lá (thường thu hái tươi) chọn những lá bánh tẻ, tươi tốt, rửa sạch để chỗ mát hay để tủ lạnh; cũng có thể phơi hoặc sấy nhẹ đến khô. Rễ dùng tươi hay phơi sấy khô.

  • Công dụng: Theo kinh nghiệm dân gian, tu lình chữa các chứng bệnh: Rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy; Đau dạ dày, loét hành tá tráng, chảy máu đường ruột, viêm đại tràng, trĩ nội, da lở loét; Đau gan, viêm gan, ,xơ gan; Đau thận, viêm thận cấp và mạn, viêm đường tiết niệu, suy thận, tiểu rắt, tiểu ra máu, tiểu buốt; Đau mắt đỏ, nhức, đau mắt trắng; Cảm cúm, sốt cao; Huyết áp (điều chỉnh huyết áp); Suy nhược thần kinh, người mệt mỏi toàn thân, người già; Chấn thương phần mềm, chảy máu.

    Vừa uống vừa đắp (dùng cả lá và rễ).
     
    • Liều dùng: THường dùng mỗi lần 1 – 4 lá, ngày 4 – 8lá, chia làm 2 lần. Rửa sạch ăn với mấy hạt muối, giã lấy nước uống, nấu thành canh ăn. Lá khô thì sắc. Thông thường không độc, nhưng nếu ăn quá nhiều (trên 10 lá) có thể bị nhẹ như choáng váng nhưng sau độ 15 – 30 phút là hết. Nên uống cách nhau 7giờ, trước bữa ăn.
       
    • Lưu ý: Ngoài ra một số người bị u phổi, u xơ tiền liệt tuyến…cùng đã dùng; ăn lá tu lình nhiều hơn đều thấy có tác dụng; lá tu lình còn được dùng chữa gà rù ( 2 – 3 lá); chó đẻ sau một hai ngày sạch ngay;  tuy vậy chúng ta cũng cần phải thận trọng và theo dõi, thăm dò khi sử dụng tránh những hậu quả đáng tiếc.
       
    • Ngoài rat a còn có cây Xuân hoa đỏ: Pseuderanthemum carruthersii (Seem) Guiel, cùng họ ô rô hình dáng, kích thước tương tự cây tu lình, hoa có các đốm đỏ. Cũng dùng trong dân gan để chữa các chấn thương làm cho mau lành.

Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan