TRÁM

  • Tên khoa học: Cannarium album (Lour) Raeusch – họ Trám (Burseraceae) còn gọi là Trám trắng – Cảm lãm – Thanh quả.
     
  • Bộ phận dùng: Quả chín đã chế biến khô của cây trám trắng, được ghi nhận vào Dược điển TQ.
     
  • Mô tả cây: Cây gỗ lớn, thẳng đứng, cao 10 – 15m, đường kính thân 50 – 60cm. Lá mọc cách, lá kép gồm 3 – 6 đôi lá chét, phiến lá hình chét, hình trứng nhọn, dài 5 – 15cm, rộng 3 – 5cm, mép nguyên, mặt trên lục nhạt, mặt dưới lục sẫm, cả 2 mặt đều không có lông. Cụm hoa hình kép, hoa hình cầu, mầu trắng mọc đầu cành hay nách lá hoa đơn tính, họa đực có 6 nhị, hoa cái có bầu, vòi nhụy ngắn. Quả hạch nhọn 2 đầu, hình thoi, màu xanh vàng nhạt, hạch cứng dày có 3 ngăn. Hoa tháng 5 – 6, quả tháng 8 – 9. Cây trám trắng mọc hoang và được trông ở nhiều vùng đồi núi và rừng nước ta lấy quả để dùng.
     
  • Thu hái và chế biến: Mùa thu khi quả chín, hái quả rửa sạch dùng tươi hay phơi nắng, sấy khô.


     
  • Công dụng: Theo Đông y, quả trám vị chua, chát, hơi ngọt, tính ấm, không độc vào 2 kinh Phế và Vị. Quả Trám có tác dụng thanh phế, sinh tân, chỉ khát, giải độc trừ độc của cua cá. Chữa các chứng bệnh cổ họng sưng đau, ho nhiều có đờm, khản tiếng, say rượu.
     
    • Liều dùng: 5 – 10g, sắc uống (có thể dùng tươi)
       
    • Vỏ thân cây trám sắc đặc ngậm súc miệng chữa đau răng, hoặc nấu nước tắm, chữa dị ứng do sơn ăn. Ngoài ra còn loại trám đen gần giống như trám trắng, màu tím đen, ăn bùi không chua. Người dân cũng dùng lá nấu sắc uống chữa cảm mạo, ho, ghẻ, quả giã ép lấy nước chữa lở ngứa ngoài da, khô nẻ, miệng lở loét.

Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan