TƠ HỒNG (DÂY)

  • Tên khoa học: Cuscuta sinensis Lamk, họ Bìm bìm (COnvolvulaceae) còn gọi là thỏ ty.
     
  • Bộ phận dùng: Hạt chín già của cây tơ hồng đã chế biến khô (Semen cuscutae) gọi là thỏ ty tử. Đã được ghi nhận vào Dược điển TQ.
     
  • Mô tả cây: cây tơ hồng hay dây tơ hồng là loài dây ký sinh, mọc leo, cuốn trên các cây khác, thân thành sợi màu vàng hay đỏ nau nhạt, không có lá. Lá biến thành vảy, cây có rễ mút để hút thức ăn từ cây chủ (ở miền Bắc nước ta thường bán trên bụi cúc tần – Pluchea indica Less, họ Cúc). Hoa hình cầu, 5 cánh hợp màu trắng nhạt, gần như không cuống, 5 nhị vàng: hoa mọc tụ thành 10 – 20 hoa một. Mùa hoa tháng 10 – 12, quả hình cầu, chiều ngang rộng hơn chiều cao, rộng độ 3mm, nứt từ dưới lên chưa 2 – 4 hạt, hình trứng, đỉnh dẹt dài độ 2mm. Dây tơ hồng mọc khắp nơi trong nước ta nhưng ít dùng hạt mà chỉ dùng dây sắc uống chữa di mộng tinh, làm thuốc bổ hoặc chữa sài lở. với hạt tơ hồng (thỏ ty tử vẫn phải nhập).


     
  • Thu hái và chế biến: Thu hái vào mùa thu, khi quả chín hạt già, cắt cả dây về phơi, khô dập rụng hạt, thu nhặt lấy hạt, sàng sẩy loại bỏ tạp chất. Cần tránh nhầm với cây Đại thỏ ty còn gọi là tơ hồng Nhật, Vô căn thảo (Cuscuta japonica Linn cùng họ) leo ở cây liễu. Cũng có nơi dùng hạt như thỏ ty tử.
     
    • Ngoài ra ở nước ta còn dùng dây và hạt của cây tơ xanh (Cassytha filiformis lin, họ Long não). Dân gian thường gọi là dây tơ hồng xanh, dùng làm thuốc bổ, lọc máu, chữa ho.
       
  • Công dụng: Theo  Đông y, thỏ ty tử vị ngọt cay, tính bình vào 3 kinh: Tỳ, Thận, Can. Có tác dụng bổ gan, thận, tráng dương, ích tinh, sáng mắt, làm mạnh gân cốt, thu liễm. DÙng chữa các chứng  bệnh khí lức kém, gày yếu, gân cốt đau yếu, đau lưng, nhức gối di hoạt tinh, mắt mờ, miệng khô đắng, nước đái đục có cặn.
     
    • Liều dùng: 5 – 10g, sắc uống.  Uống làm sáng mắt, nhẹ người.
       
    • Lưu ý: Người thuộc chứng mệnh môn hỏa vượng, cường ương, đại tiện táo bón không được dùng.
       
  • Một số bài thuốc ứng dụng:
    • Bài số 1: Chữa các chứng bệnh thận hư, liệt dương, di tinh, hoạt tinh, phụ nữ khí hư: Dùng Thỏ ty tử 6g; Thạch liên 8g; Ngũ vị tử 6g; Bạch phục linh 6g; Lấy Hoài sơn làm hồ, chế thành thuốc viên uống.
    • Bài số 2: Chữa chứng bệnh gan yếu, mắt nhìn không rõ hay bị chảy nước mắt: dùng xa tiền tử 20g; Thục địa hoàng 30g; Thỏ ty tử 20g. Nghiền, luyện với mật ong, làm thuốc viên, uống với rượu hâm nóng. Chia làm 5 ngày.
  • Bảo quản nơi khô ráo, thoáng gió.

Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan