TIỀN HỒ

  • Tên khoa học: Peucedanum decursivum maxim, họ Hoa tán (Apiaceae). Còn gọi là Tử hoa tiền đồ - Tiền hồ hoa tím – Quy nam.
     
  • Bộ phận dùng: Rễ cây tiền hồ phơi hay sấy, đã chế biến khố. Được ghi nhân vào dược điển TQ.

  • Mô tả cây: Cây tiền hồ hoa tím là một loại cỏ sống lâu năm, cao 0,7 – 1,4m, mọc thẳng đứng, có phân nhánh và thân có khía dọc. Lá ở phía gốc cây thì lớn, lá kép xẻ 1 – 2 lần lông chim, cuống lá dài 14- 30cm. Phiến lá chét lại, chia thành 3 thùy, hình bầu dục, có răng cưa to. Lá ở thân nhỏ, cuống ngắn, có bẹ lá phông và rộng. Lá ở trên không có cuống hay thu lại còn bẹ lá. Hoa tự hình tán kép, hoa màu tím, nở vào mùa thu. Quả bế đôi, hình bàu dục dài 5 – 7mm, rộng 3 – 5mm. Cây tiền hồ hoa tím được phát hiện  có nhiều ở vùng Lạng sơn goi là cây Quy nam, hiện nay ta đã di thực được cây tiên hồ hoa trắng gọi là Bạch hoa tiền hô, quan ntiền hồ, cây thường thấp hơn, chỉ cao độ 60cm, lá kép xẻ 2 – 3 lần lông chim. Hoa trắng nở vào mùa thu. Dược điển TQ ghi nhân dùng rễ của cả 2 cây: tiền hồ hoa tím và hoa trắng.
     
  • Thu hái và chế biến: Thu hái vào tháng 9 – 11 những cây đã mọc 3 năm trở lên. Đào lấy rễ già, cắt bỏ phần trên cổ rễ, rửa sạch đất cát phơi hoặc sấy nhẹ đến khô. Tiền hồ mùi thơm vị hơi đắng cay. Loại tiền hồ khô, chắc, da màu vàng xám, cắt ngang thì trắng ngà, có mùi thơm hắc đậm, không mốc mọt là tốt. Tiền hồ rễ phải to, nguyên vẹn, đường kính trên 0,5cm, dài trên 5cm, không dính lỗ đầu. Danh y Tuệ Tĩnh thường dùng cây Chỉ thiên làm Tiền hồ nam. Theo Lĩnh Nam bản thảo cụ Hải thượng lãn ông cũng gọi tiền hồ là rễ cây chỉ thiên, khí vị hơi đắng, lạnh.
     
  • Công dụng: Theo Đông y, tiền hồ vị đắng cay, tính hơi lạnh vòa 4 kinh: Tỳ, Phế, Thận, Đại trường. Có tác dụng trừ phong nhiệt, tiêu đờm, đưa hơi xuống, trị ho. Dùng chữa các chứng bệnh ho có đờm ho nhiệt, hen suyễn, nghẹn tức thở, nôn mửa, cảm sốt. Liều dùng 5 – 10g, sắc uống. Có thể tẩm mật sao như sau: Lấy 1kg tiền hồ sạch, thái thành phiến, thêm 200g mật ong đã canh, thêm ít nước sôi, trộn đều, đậy kín, sao lửa nhẹ cho đến khi sờ không dính tay, lây ra để nguội thì được mật tiền hồ. Lưu ý: Người bị sốt, ho không phải do ngoại cảm thực nhiệt mà do người yếu mệt (âm hư) không dùng được tiền hồ.
     
  • Một số ứng dụng:
     
    • Bài số 1: Chữa viêm khí quản, đờm không ra được:
       
    • Tiền hồ

      10 g

      Đào nhân

      10 g

      Bối mẫu

      10 g

      Cam thảo

      4 g

      Tang bạch bì

      10 g

      Khoản đông hoa

      8 g

      Cát cánh

      5 g

       

       


Bài số 2: Chữa cảm sốt nống, đau họng, ho nhiều đờm, khó thở: Dùng tiền hồ 6g; Cát cánh 6g; Ngưu bàng 9g; Bạc hà 6g; Hạnh nhân 9g. Sắc uống.Sắc chia làm 3 lần, uống trong 1 ngày.

  • Bài số 3: Chữa cảm mạo, nhức đầu: dùng tiền hồ 9g; Kinh giới 9g; Bạch chỉ 9g. Sắc uống
  • Bảo quản Dược liệu nơi khô ráo, cần thì sấy sinh tránh mốc mọt.
  • Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.

    Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Bài viết liên quan