THƯỜNG SƠN

  • Tên khoa học: Dichroa febrifuga Lour, họ Tú cầu (Hydrangeaceae) còn gọi là Hoàng Thường sơn.

  • Bộ phận dùng là Lá cây thường sơn (Folium Dichroae) gọi là Thục tất (TQ) và Rễ thường sơn (Radix) gọi là Thường sơn, nước ta chủ yếu dùng rễ. Được ghi nhận trong Dược điển TQ.

  • Mô tả: Cây thường sơn là một cây nhỡ cao khoảng 1 – 2m, rậm lá, thân rỗng dễ gãy, vỏ ngoài nhẵn màu tím. Lá mọc đối, hình mũi mác, hai đầu nhọn, dài 13 – 20cm, rộng 3,5 – 9cm,mép có răng cưa, mặt trên xanh, mặt dưới tím đỏ, không có lông hoặc ít lông, hoa nhỏ màu xanh lam hay hồng tím, thành chùy nhiều hoa mọc ở kẽ lá hay đầu cành. Mùa hoa tháng 7, quả mọng màu xanh lam, hình tròn dài, đường kinh 5mm, một ngăn. Hạt nhiều nhỏ, có mạng ở mặt, chiều dày khoảng 1mm. Cây thường sơn mọc hoang nhiều nơi ở nước ta.

  • Thu hái và chế biến:

    • Với lá thường sơn: thu hái vào tháng 5 – 8 (lúc cây sắp ra hoa và đang ra hoa). Hái lá bánh tẻ, đem phơi nắng, thật nhanh rồi phơi trong râm. Lá thường sơn không mùi, vị đắng. Loại lá thường sơn bánh tẻ không bị sâu mốc, còng nguyên vẹn không lẫn tạp chất là loại tốt

    • Với rễ thường sơn, người ta thu hái vào đầu mùa thu. Đào lấy rễ rửa sạch đất cát, loại bỏ rễ con, rồi đem phơi. Rễ thường sơn không mùi, vị đắng. Loại rễ vừa, đều, nặng chắc,màu vàng nhạt là tốt. Loại rễ nhỏ,màu nhạt là kém. Loại rễ to, dài thẳng xốp nhẹ, màu vàng sẫm không đắng thì không dùng làm thuốc. Cần phân biệt với Cay Thổ thường sơn (Hydrangea aspera Don, cùng họ. Đã phát hiện ở SaPa dùng làm thuốc lợi tiểu. Cây THường sơn Nhật Bản (Orixa japonica Thumb, họ Cam (Rutaceae); cây này chưa thấy ơ nước ta, dùng để chữa sốt và ho. Lá xát lên mình trâu bò phòng bọ, ve. Cây hải Châu thường sơn còn gọi là Cỏ roi ngựa còng ọi là cây xú ngô đồng, dùng rễ lá sắc uống…

  • Công dụng: Lá Thường sơn (Thục tất) theo Đông y, vị cay, tính bình, có độc vào 3 kinh Phế, Tâm, Can. Có tác dụng trị sốt rét (triệt ngược), với liều dùng 6 – 12g, sắc uống hoặc chế thành viên; Đối với rễ thường Sơn ( thường sơn) theo Đông y, vị đắng tính lạnh, có độc vào 3kinh: Phế, Tâm ,Can có tác dụng thổ đờm, triệt ngược thanh nhiệt, lợi tiểu. Dùng từ lâu đời chữa sốt rét, rất có hiệu quả, nhưng có tác dụng phụ gây nôn (nếu tẩm rượu sao qua thì không gây nôn).

    • Liều dùng: 5 – 10g tẩm rượu, sao qua, sắc uống: Lấy 1kg, thường sơn sạch, thái thành phiến trộn đều, với 100 – 150g rượu, đậy lại, sao lửa nhẹ cho hơi khô, lấy ra để nguội thì được tửu thường sơn.

    • Phụ nữ có thai có người già yếu dùng phải cẩn thận.

  • Một số bài thuốc có liên quan:

    • Bài số 1: Chữa các chứng sốt rét: Thường sơn 6g; Bình lang 2g; Thảo quả 1g; Cát căn 4g; sắc với 600ml nước lấy 200ml chia làm 3 lần uống trong ngày. Theo kinh nghiệm nếu sốt nhiều rét ít thì tăng cát căn lên 10g còn nếu rét nhiều sốt ít thì tăng thảo quả lên 3 – 4g. Đơn thuốc này ít gây nôn.

    • Bài số 2: chữa sốt rét 3 năm không khỏi: Thường sơn 40g; Hoàng liên 40g. Rượu 100g. Ngâm một đêm sắc uống đón cơn, 1 giờ trước khi lên cơn.

    • Bài số 3: Chữa đờm khò khè không thổ ra được, tức ngực: Thường sơn (rễ) 6g; Cam thảo 4g. Sắc uống, trộn với mật ong, (uống lúc còn hơi ấm) nếu không thổ đờm ra được thì lại uống tiếp).

  • Bảo quản dược liệu để nơi khô ráo, thoáng gió, tránh làm vụn lá.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan