THIẾN THẢO

  • Tên khoa học: Rubia cordifolia L, họ Cà phê (Rubiaceae) còn gọi là Xuyến thảo – Hồng tây thảo – Thiết huyết đằng – Cửu long căn (TQ).

  • Bộ phận dùng: Rễ đã chế biến khô của cây thiến thảo (Radix Rubiae Cordifoliae) được ghi vào Dược điển TQ.

  • Mô tả cây: Cây thảo, sống lâu năm, mọc leo, thân vuông. Lá mọc vòng 4 lá một, phiến lá hình mác, đầu nhọn, dài 2 – 6cm, rộng 2 – 3cm. Hoa hình xim ở nách lá hay ngọn, hoa nhỏ màu trắng ngà. Quả mọng, hình cầu, đường kính từ 5 0 6mm, đỏ khi chín chuyển màu tím đen, trong có 1 – 2 hạt hình cầu. Mùa hoa quả tháng 8 – 11. Cây thiến thảo mọc hoang ở những vùng núi cao, mát ẩm.

  • Thu hái và chế biến: Thu hoạch rễ vào mùa thu đông tháng 9 – 10, đào lấy rễ rửa sạch, đem phơi khô hoặc sấy khô.

  • Công dụng: Theo Đông y, rễ cây thiến thảo vị đắng, tính mát vào kinh Can; có tác dụng mát máu, cầm máu, hành ứ thông kinh, giảm đau, lợi niệu. Chữa các chứng bệnh như chảy máu do huyết nhiệt như chảy máu cam, nôn ra máu, đại tiểu tiện ra máu, rong kinh (chảy máu tử cung), tắc kinh, phụ nữ xích bạch đới, thủy thũng, đau khớp chấn thương…

    • Liều dùng: 5 – 10g sắc uống;

    • Lưu ý: người không ứ trệ, phụ nữ có thai không được uống.

  • Bài thuốc ứng dụng:

    • Bài số 1: Chữa ứ huyết, tắc kinh, phụ nữ sau khi đẻ máu hôi không ra hết. Rễ Xuyến thảo 15g, sắc uống.

    • Bài số 2: Chữa chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, phụ nữ rong kinh:

Rễ thiến thảo

10g

Lá trắc bá

5g

Sinh địa

15g

A giao

10g

Hoàng cầm

5g

Cam thảo

3g

Sắc uống (cũng có thể tán bột).

    • Bài số 3: Chữa phụ nữ xích – bạch đới: Thiến thảo 10g; mai mực 10g; Mẫu lệ 10g; Hoài sơn 15g; Sắc uống (nếu xích đới thì thêm bạch thược – khổ sâm nếu bạch đới thì thêm lộc giác sương).

  • Bảo quan dược liệu nơi khô mát.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan