THIÊN MÔN ĐÔNG

  • Tên khoa học: Asparagus cochinchinensis (lour.), Merr, họ Hành (Liliaceae). Còn gọi là Thiên đông – Dây tóc tiên (Cochinchinese Asparagus root)

  • Bộ phận dùng: Rễ củ cây thiên môn đông cũng gọi là Thiên môn đông đã chế biến khô. Được ghi nhận trong Dược điển VN và TQ

  • Mô tả cây: Cây thiên môn là một loại dây leo, sống lâu năm. Thân cây nhỏ mang nhiều cành, có 3 cạnh dài nhọn, biến dạng trông như lá, còn lá thì lại rất nhỏ trông như vảy. Hoa mọc mùa hạ ở kẽ lá, hoa nhỏ màu trắng. Quả mọc màu sữa, hình cầu, độ 1cm đường kính, khi chín màu đỏ thẫm.

  • Thu hái và chế biến: Thu hái vào mùa thu đông (tháng 10 – 12). Đào lấy rễ củ, những cây đã mọc trên 2năm, rửa sạch đất cát, cắt bỏ phần rễ đầu và rễ con, đem đồ qua hơi nước, cho tới khi nhìn thấy nửa củ trong suốt là chín. Lúc còn nóng, bóc bỏ vỏ, gọt bỏ chỗ đen, cắt bỏ đuôi rồi phơi hay sấy nhẹ lửa cho khô.

    • Thiên môn đông ít mùi, vị ngọt hơi đắng. Loại thiên môn đông củ to mập, nhiều thịt, khô, sờ không dính tay, nhưng nhuận nhiều mật, màu vàng cánh gián, nửa trong suốt, sạch vỏ, khong bị thối là tốt. Có 2 loại: Loại 1 nguyên vẹn, đường kính trên 1cm; Loại 2 nguyên vẹn, đường kính dưới 1cm. Thủy phân an toàn; Loại 2 nguyên vẹn, đường kính dưới 1cm. Loại thiên môn đông củ gày, đường kính dưới 1cm, màu nâu, trông không trong suốt là kém.

  • Công dụng: Theo Đông y, thiên môn đông vị ngọt, đắng, tính rất lạnh vào 2 kinh Phế và Thận. Có tác dụng bổ âm, nhuận phổi, làm mạnh gân cốt, trừ nóng, nhuận tràng, lợi tiểu. Dùng chữa các chứng bệnh phong thấp, người yếu mệt, sốt nóng, ho, viêm cuống phổi, nôn ra máu, háo khát, tân dịch khô, bí đại tiểu tiện.

    • Liều dùng: 6 – 12g, sắc uống. Lưu ý: Người bị chứng tỳ, vị hư hàn (yếu dạ, lạnh bụng) mà sinh tiêu chảy không được dùng.

  • Một số ứng dụng:

    • Bài số 1: Chữa chứng phế vị, khô nóng, ho có đờm: Thiên môn đông 8g; Mạch môn đông 8g; Sắc lấy nước, chế với mật ong thành cao uống.

    • Bài số 2: Chữa chứng tân dịch khô, đại tiện táo bón: Dùng Thiên môn 12g; Sinh địa 12g; Đương quy 9g; Huyền sâm 9g; Hỏa ma nhân 9g. Sắc uống.

    • Bài số 3: Bổ âm, bổ máu: Thiên môn đông 18g; Sinh địa hoàng 18g; Nhân sâm 9g; Nghiền nhỏ luyện với mật ong thành viên, chia thành 4 ngày uống.

  • Bảo quản Dược liệu nơi khô ráo, chống sâu mọt.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan