THANH CAO

  1. THANH CAO

  • Tên khoa học: Artemisia carvifolia Wall. (Artemisia apiacea hance), họ Cúc (Asteraceae) còn gọi là Thanh hao – Thảo cao – Hương cao.

  • Bộ phận dùng: Cành mang lá, hoa tươi hay đã chế biến khô của của cây thanh cao (Herba Arternisiae carvifoliae), được ghi nhận vào Dược điển VN.

  • Mô tả cây: Cây thảo, thân thẳng cao 0,5 – 1,5cm, phân nhiều nhánh. Lá mọc cách 2 – 3 lần xẻ lông chim, phiến lá chét rất nhỏ, gần như sợi ngắn, không có lông, mép nguyên. Cuống lá ngắn, hẹp. Cụm hoa mọc ở ngọn và nách lá. Hoa tự hình đầu, đường kính độ 5mm, màu vàng lục. Quả bế, dài 1mm, hình quả trám. Mùa hoa tháng 2 – 5. Quả tháng 4 – 7. Cây thanh cao mọc hoang ven đường, ở những bãi đất trống ven song, có nhiều ở Lạng sơn, Ninh bình, Hưng Yên…

  • Thu hái và chế biến: Thu hái khi cây đang ra hoa (tháng 2 – 5), cắt phần trên mặt đất (rửa qua nếu bị bụi đất) hoặc sấy ở nhiệt độ dưới 50 độ C cho khô.

  • Công dụng: Theo Đông y, thanh cao vị đắng, tính lạnh và các kinh Can, Đởm. Có tác dụng thanh nhiệt, chống say nắng, trừ nhiệt phục nấp trong phần âm. Chữa các chứng bệnh ra mồ hôi trộm, sốt hâm hấp, nóng trong xương do lao phổi (cốt chứng lao nhiệt) ngữa lở loét ngoài da. Dùng ngoài da: (tươi) giã nát đắp chữa lở sơn, bỏng nước, bỏng nước, eczema.

    • Liều dùng: 5 – 10g, sắc uống (tươi thì tăng lên 10 – 20g, dùng ngoài da lượng vừa đủ.

    • Lưu ý: Người thể khí hư (yếu mệt), tiêu chảy không uống.

    • Tránh nhầm lẫn với cây Thanh cao, chổi sể (Baeckea frutescensL) học Sim (Myrtaceae) có tinh dầu cineol, mọc hoang ở vùng đồi Thái Nguyên.

  • Một số bài thuốc ứng dụng:

    • Bài số 1: Chữa chứng lao phổi, hư nhiệt, sốt hâm hấp, buổi chiều: Thanh cao 15g; Đại táo 60g; Đường phèn 30g; Hoài sơn 15g; Miết giáp 30g. Sắc uống liên tiếp nhiều đợt.

    • Bài số 2: Chữa lao phổi, ra mồ hôi trộm: Dùng Thanh cao 15g; mạch môn 10g; Đảng sâm 10g; Sinh địa 15g; Hoài sơn 15g. Sắc uống nhiều đợt.

    • Bài số 3: Chống nắng nóng, chữa cảm, say nắng, mùa hè, trẻ em sốt nóng: Dùng Thanh cao 10g; Liên kiều 10g; bạch biển đậu 10g; Phục linh 10g; Hoạt thạch 5g; cam thảo (sống) 5g. Sắc uống.

    • Bài số 4: Chữa say nắng, trẻ em nóng khát, tiêu chảy: Thanh cao tươi 15g; mã đề tươi 15g. Sắc uống.

  • Bảo quản nơi khô mát, không làm vụn.

  1. THANH CAO HOA VÀNG

  • Tên khoa học: Artemisia annua L, họ Cúc (Asteraceae), cũng còn được gọi là Ngải hoa vàng – Thanh cao – Hoàng hoa cao (TQ).

  • Bộ phận dùng là cành mang lá, hoa tươi hoặc đã chế biến khô của cây thanh cao hoa vàng (Herba Artemisiae annuae), được ghi nhận trong Dược điển TQ.

  • Mô tả cây: Cây thảo, sống hàng năm, thân thẳng phân nhánh, có rãnh, gần như không có lông, cao 0,5 – 1m. Lá kép, xẻ 2 – 3 lần lông chim, lá chét nhỏ hẹp. Hoa mọc thành chùy ở ngọn, đầu cành, hoa tự hình đầu, đường kính 1,5 – 2mm. Hoa màu vàng, quả bế, dài gần 1mm. Mùa hoa tháng 6 – 10, Quả tháng 10 – 2. Cây thanh cao hoa vàng mọc hoang nhiều nơi.

  • Thu hái và chế biến: Khi đang xanh tốt, cắt lấy phần trên mặt đất, đóng gói vận chuyển về nơi chiết xuất. Dùng như Thanh cao thì thu hái như Thanh cao.

  • Công dụng: Thanh cao hoa vàng dùng như Thanh cao. Hiện nay dùng bào chế và chiết xuất Artemisinin, làm thuốc chữa sốt rét và những trường hợp kháng thuốc tổng hợp Cloroquin…

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan