TẾ TÂN

  • Tên khoa học: Có hai loại dùng để làm thuốc:

    • Asarum heteropoides var mandshuricum (Maxim) Kitag còn gọi là Liêu tế tân (Tế tân Liêu Ninh – TQ).

    • Asarum sieboldi Miq.var japonica Maxim còn gọi là Hoa tế tân. Đều thuộc họ Nam mộc hương (Aristolochiacae).

  • Bộ phận dùng Cả cây tế tân có rễ (Herba Asaricum Radice) phơi khô. Đã được ghi nhận vào Dược điển VN và TQ.

  • Mô tả cây: Cây tế tân A. Sieboldi là một cây cỏ sống lâu năm cao 12 – 24cm. Thân rễ bò ngang, đầu thân rễ có phân nhánh thành nhiều rễ dài, có mùi thơm đặc biệt. Lá mọc từ rễ, gồm 2 – 3 lá nhẵn hay hơi có lông, mặt trên có rãnh chạy dọc, mặt dưới có nhiều lông mịn, dài. Phiến lá hình quả tim,, màu lục, dài 4 – 9cm, rộng 5 – 10cm, đầu nhọn, mép nguyên, cuống nhỏ dài 5 – 20cm. Hoa nhỏ, mọc đơn độc từ rễ lên, cuống hoa dài 3 – 5cm, Mùa hoa tháng 5. Quả hơi hình cầu.

  • Thu hái và chế biến: Thu hái vào tháng 5 – 6. Nhổ cây tế tân, lấy cả rễ, rũ sạch đất cát, phơi nơi râm mát, thoáng gió, cho khô. Tế tân mùi thơm, vị cay tê lưỡi. Loại tế tân khô, rễ màu vàng tro, lá màu lục, mùi thơm đậm, vị cay tê lưỡi, không lẫn tạp chất , không vụn nát là tốt. Ngoài ra còn dùng loại Tế tên Triều tiên (Hán thành Tế tân).

  • Công dụng: Theo Đông y thì tế tân vị cay, tính ấm vào 3 kinh Tâm, Phế, Thận. Có tác dụng trừ phong hàn, khai khiếu (thông tai mũi, miệng…) hành thủy (tiêu thoát nước) trừ cơm, chữa ho. Dùng chữa các chứng bệnh phong hàn, cảm cúm, sổ mũi, phong tê thấp, đau nhức, nhức răng, ho hen đờm khò khè, bị mồ hôi, ứ huyết. Ngậm tế tân chữa chứng hôi miệng, lỡ miệng lưỡi. Theo Tây y, tế tân có tác dụng giảm đau, hạ sốt nóng, kháng khuẩn, chống ho.

    • Liều dùng là 1 – 3 g. Sắc uống hoặc tán thành bột uống. Có thể fùng sống hay tẩm mật nướng.

    • Lưu ý: Tế tân phản Lê Lư. Người sức lực yếu, ra mồ hôi, thiếu máu mà sinh nhức đầu, yếu mệt mà sinh ho không được dùng.

  • Một số bài thuốc ứng dụng:

    • Bài số 1: Chữa cảm hàn, phat sốt, nhức đầu, sợ rét, ngạt mũi dùng ma hoàng 4g; Phụ tử chế 4g; Tế tân 2g; Can khương 2g. Sắc uống.

    • Bài số 2: Chữa ho tức ngực kéo đờm: Phục linh 6g; Cam thảo 4g; Ngũ vị tử 6g; Tế tân 2g; Sắc uống.

    • Bài số 3: Chữa đau răng: Tế tân và thạch cao lượng như nhau tán nhỏ ngậm chung rồi nhổ đi.

  • Bảo quản dược liệu nơi thoáng mátm tránh ẩm ướt.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan