SEN

SEN

  • Tên khoa học: Nelumbium speciaioum Willd, họ Sen (Nelum bonaceae) còn gọi là Liên

  • Bộ phận dùng:

    • Hạt sen (chính thực là quả sen) – Fructus Nelumbli goi là Thạch liên tử - Liên thạch.

    • Nhân sen (chính thực là hạt sen) đã thông bỏ tâm, còn màng đỏ nau bên ngoài, đã chế biến khô, Semen Nelumbii gọi là Liên nhục – Liên tử.

    • Mầm chồi trong hạt sen – Embryo Nelumbii gọi là Liên tử tâm – Liên tâm.

    • Gương sen già đã lấy hết hạt sen gọi là Liên phòng ( Receptaculum Nelumbii).

    • Lá sen – Folium Nelumbi – gọi là Hà diệp – Liên diệp.

    • Ngó sen – Nodus Nelumbii rhizomatis gọi là Ngẫu tiết – Liên ngẫu là thân rễ của cây sen.

    • Hoa sen – Flos Nelumbii gọi là Liên hoa.

    • Tua nhị và bao phấn cảu Hoa sen – Stamen Nelumbii gọi là Liên tu – Liên nhị.

Được ghi nhận vào Dược điển Việt Nam và Trung Quốc.

  • Mô tả: Cây sen thường mọc dưới nước, chỗ bùn lầy ao hồ. Thân rễ hình trụ mọc trong bùn, chia thành khúc gọi là ngó sen. Lá có cuống dài, có nhiều gai nhỏ, phiến lá hình khiên, to, đường kính dài 50 – 70cm, gân tỏa tròn, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới nhạt, nước không ướt được. Ngó và cuống lá có những ống rỗng, bẻ ra có nhiều sợi tơ. Hoa màu trắng hay đỏ hồng. Nhị đực rất nhiều, ở giữa là gương Sen hình nón ngược. Quả bế (thường gọi là hạt sen) chữa một hạt (thường gọi là nhân) không có nội nhũ, hai lá mầm dày. Mầm chồi ở giữa màu lục sẫm. Cây sen được trồng ở khắp nơi nước ta.

  1. LIÊN THẠCH

    • Tên khoa học: Fructus nelumbii, còn gọi là Liên tử (gọi nhầm là hạt sen); còn gọi là Sen quả - Hạt sen – Liên nhục (Semen Nelumbii) còn gọi là Nhân sen.

    • Thu hoạch vào tháng 7 – 9. Lấy gương sen thật già tách lấy hạt (quả) vỏ tím đen (còn gương sen để riêng làm liên phòng), đem phơi nắng thật khô, gọi là Liên thạch. Liên thạch bóc vỏ rồi ngâm nước nóng, thông bỏ mầm chồi (để riêng liên tâm), phơi khô thì được liên nhục. Loại liên thạch màu tím đen, khô già, chắc mập, nhân trắng, nặng, cắn rắn chắc, lấy búa đập vỡ giòn tan là được. Liên nhục không mùi, vị ngọt nhạt. Loại liên nhục nhân khô, to mập chắc, trắng, không vụn không mốc mọt là tốt.

    • Công dụng:

      • Liên thạch: Theo Đông y, vị đắng, tính hơi lạnh, vào 2 kinh: Tâm, thận. Có tác dụng thanh tâm (nhẹ tim), dùng chữa chứng bệnh Lỵ, cấm khẩu (đi lỵ không ăn được). Liều dùng từ 5 – 10g, sắc uống hoặc làm thuốc bột, thuốc viên.

      • Liên nhục: Theo Đông y vi ngọt, chát, tính bình vào 3 kinh Tâm Tỳ, Thận; Có tác dụng bổ tỳ, dưỡng tâm, thận, thâm khí lực, làm săn ruột, cố tính, dùng chữa các bệnh tỳ hư, tiêu chảy, di mộng tinh, xích bạch đới, thần kinh suy nhược; liều dùng 6 – 15g, sắc uống hay làm thuốc bột, thuốc viên.

      • Người thuộc chứng thực nhiệt đại tiện táo bón, không được dùng.

    • Một số ứng dụng:

      • Bài số 1: Chữa tiêu chảy hoạt tính: Liên tử 10g; Bổ cốt chỉ 3g; Ba kích 6g; Sơn thù du 3g; Phúc bồn tử 6g; Long cốt 2g; Tất cả nghiền mịn,làm thành viên với bột gạo, uống lúc đói với muối.

      • Bài số 2: Chữa cấm khẩu, lỵ (đi lỵ không ăn uống được) dùng hạt sen tươi 40g; Hoàng liên 20g; Nhân sâm 12g; Sắc uống, nhấp dần, uống hết thang thuốc thì ăn uống được.

      • Bài số 3: Chữa thận hư, nam di tinh, nữ đới hạ: dùng Liên nhục 15g; Ba kích 15g; Phụ tử chế 15g; Phá cố chỉ (bổ cốt chỉ) 15g; Sơn thù du 15g; Tán bột,làm hoàn. Mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần, lúc đói với nước muối loãng.

      • Bài số 4: Chữa người suy nhược mệt mỏi, tâm thần bất an, mất ngủ hoa mắt, váng đầu: Dùng bài thuốc Liên nhục 9g; Viễn chí 9g; Phục thần 9g; Cam thảo 3g; Hoàng kỳ 9g; Toan táo nhân 9g; Đẳng sâm 9g; Trần bì 5g; Sắc uống.

  1. LIÊN TÂM

    • Tên khoa học: Embryo Nelumbii, còn gọi là Tâm sen.

    • Thu hái chế biến: Trong khi thông tâm hạt sen để chế biến liên nhục, thu nhặt lấy mầm chồi, đem phơi khô thì được liên tâm. Liên tâm không mùi, vị đắng. Loại liên tâm mầm to, khô đều, màu lục không vụn nát, chưa nấu, không mốc là tốt.

    • Công dụng: Theo Đông y, Liên tâm vị đắng, tính lạnh. Có tác dụng thanh tâm (làm nhẹ tim), thanh nhiệt, trừ sốt nóng, an thần. Dùng chữa các bệnh tâm phiền (tức ngực, đau nhói ở tim khó chịu) nôn ra máu, mất ngủ, di mộng tinh. Dùng từ 1,5 -3g hãm hay sắc uống.

  1. LIÊN PHÒNG

    • Tên khoa học: Rêcptaculum Nelumbii còn gọi là Gương sen.

    • Thu hái và chế biến: Mua fhtu hái tháng 7 – 9. Khi tách hạt sen để làm liên thạch để riêng gương sen, cắt bỏ cuống, phơi khô làm Liên phòng. Liên phòng không mùi, vị chát. Loại liên phòng gương sen to, khô, màu tím nâu, không rách nát vụn là tốt.

    • Công dụng: Theo Đông y, liên phòng vị đắng chát, tính ẩm vào 2 kinh Can, Tâm bào. Có tác dụng tiêu ứ, cầm máu. Dùng chữa các bệnh cho phụ nữ đau bụng do ứ máu, đẻ xong chậm ra nhau, băng huyết đái ra máu. Liều dùng 5 – 10g, dùng sống hoặc sao cháy; Dùng sống hâm với rượu uống thì tiêu máu ứ; đốt tồn tính, nghiền bột, làm thuốc viên, uống thì cầm máu.

    • Bài thuốc chữa phụ nữ chảy máu tử cung (băng lậu) không cầm: Liên phòng 5g; Kinh giới 5g. Thiêu tồn tính, nghiền vụn, uống với nước cháo.

  1. SEN (LÁ)

    • Tên khoa học: Folium Nelumbii còn gọi là Hà diệp – Liên diệp – Lotus leaf.

    • Thu hái vào tháng 5 – 9. Thường sau khi hoa sen nở, thì hái lá, phơi khô đến 8 phần, bỏ cuống, gấp lá làm hai, thành nửa hình tròn rồi phơi cho khô, xếp lại thì được hà diệp; mùi thơm nhẹ, vị hơi chát. Loại hà diệp lá sen to, khô, màu lục, không bị sâu, không bị thủng lấm chấm, không vụn nát là tốt.

    • Công dụng: Theo Đông y, Hà diệp vị đắng, tính bình vào 3 Can: Can, Tỳ, Thận, có tác dụng làm tan ứ, cầm máu, giải nhiệt, hành thủy. Dùng chữa các chứng bệnh tiêu chảy, phù thũng, nôn ra máu, chảy máu cam, chảy máu tử cung (băng lậu), đi ngoài ra máu, lỵ ra máu. Liều dùng 3 – 10g dùng sống hay sao rồi sắc uống. Có thể dốt tồn tính mà dùng làm Hà diệp than.

  1. SEN (NGÓ)

    • Tên khoa học: NodusNelumbii Rhizomatis còn gọi là Liên ngẫu – Ngẫu tiết.

    • Thu hái và chế biến: Thu hái vào 2 mùa thu – đông (tháng 8 – 12). Đào lấy ngó sen, rửa sạch phơi khô thì được ngẫu tiết. Ngẫu tiết không mùi, vị ngọt chát. Loại ngẫu tiết ngó sen to, màu xám tro, hai đầu trắng ngà, sạch rễ con, không lấm bùn đất, không vụn nát là tốt.

    • Công dụng: Theo Đông y, Ngẫu tiết vị ngọt, chát, tính bình vào 3kinh: Tâm, Can, Vị; có tác dụng tiêu ứ, cầm máu, thông lâm (chữa tiểu rắt) cố tinh; dùng chữa các chứng bệnh nôn ra máu, chảy máu cam, ho ra máu, đại tiểu tiện ra máu, lỵ ra máu, băng huyết, chảy máu tử cung (băng lậu). Dùng liều với 5 – 10g sống hay sao thành than hoặc chỉ sao trong ngoài đều vàng, sắc uống hay tán bột uống.

      • Chú ý người bị chứng phong hàn (cảm lạnh) hoặc phụ nữ có thái không nên dùng.

    • Một số ứng dụng trong bài thuốc:

      • Bài số 1: Chữa nôn ra máu: Ngẫu tiết 10g; Hà diệp 10g nghiền nát trộn với mật ong đun với nước, bỏ bã, uống hoặc chế thành viên uống.

      • Bài số 2: Chữa lao phổi, giãn phế quản, ho ra máu: Dùng ngó sen tươi 30g; Tiêu kế 30g; Rễ cỏ tranh 30g. Sắc uống.

  1. SEN (HOA).

    • Tên khoa học: Flos Nelumbii còn gọi là Liên hoa – Lotus flower.

    • Thu hái và chế biến tháng 5 – 7. Hái những nụ hoa sen chưa nở, còn nguyên cánh, khô sạch thơm là tốt.

    • Công dụng: Theo ĐÔng y, liên hoa vị đắng, ngọt tính ấm. Có tác dụng trừ thấp, cầm máu. Chữa chứng nôn ra máu với liều dùng 2,5 – 5g; dùng ngoài da chữa mụn nhọt, lở loét, mộng phồng, lấy cánh hoa dán chỗ đau. Có thể chế xiro sen làm thuốc an thần.

  1. SEN (TUA NHỊ)

    • Tên khoa học: Stamen Nelumbii còn gọi là Liên tu – Lotus Stamen.

    • Mùa thu hái tháng 5 – 7, lấy tua nhị và bao phấn của hoa sen sắp nở phơi khô trong bóng râm thì được liên tu. Liên tu mùi thơm mát, vị đắng chát. Loại liên tu, tua nhị và bao phấn còn nguyên cả hạt dính ở đầu khô, không vụn nát, không mốc là tốt. Loại Liên tu đã mất hạt gạo trắng không dùng làm thuốc.

    • Công dụng: Theo Đông y, liên tu vị ngọt, mát chát, tính ấm vào 2 kinh Tâm, Thận. Có tác dụng thanh tâm (nhẹ tim), Cố thận, Dùng chữa các bệnh băng huyết, nôn ra máu, phụ nữ khí hư, nam di mộng tinh, đi tiểu nhiều lần, dùng 2,5 – 5g, sắc uống.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan