SÀ SÀNG (QUẢ)

  • Tên khoa học: Cnidium monieri (L) Cussor – họ Hoa tán (Apiaceae) còn gọi là Giần sàng.

  • Bộ phận dùng: Quả chín đã chế biến khô của cây sà sàng, được ghi nhận trong Dược điển VN và TQ.

  • Mô tả cây: Cây thảo, sống hàng năm, thân đứng, phân nhánh, có rãnh dọc, cao khoảng 40 – 80cm. Lá xẻ lông chim 2 lần, thùy rộng 1 – 1,5mm, cuống lá dài 4 – 8cm, có bẹ ngắn. Hoa họp thành tán kép. Bao chung có ít lá bắc hẹp. Cuống hoa dài: 8 – 12cm. Quả hình trái xoan, hơi dẹt, dài 2 – 5mm, có rìa mỏng. Cây sà sàng mọc hoang ở các bãi ven sông, đất ruộng hoang ở nước ta. Các nước quanh ta cũng có.

  • Thu hái và chế biến: Mùa hè hay mùa thu, khi quả chín, cắt lấy phần cây có quả phơi khô, đập lấy quả, lại phơi lần nữa cho khô là được. Quả sà sàng chứa tinh dầu mùi hắc đặc biệt, trong đó chủ yếu là I-pinen, camphen và bomylissovalerianat, osthol (tinh thể không màu, chất dầu màu đen xanh, trong đó có acid béo không no, no, glycerin...)

  • Công dụng: Theo Đông y, sà sàng vị đắng, cay, tính ấm, hơi có độc vào 2 kinh: Thận, Tam tiêu. Có tác dụng làm ấm thận, cường dương, trừ phong thấp, sát khuẩn; chữa các bệnh như liệt dương, di mộng tinh, hoạt tinh, đau lưng, mỏi gối, phong tê thấp, phụ nữ bị khí hư, viêm loét âm đạo, ngứa âm hộ, một số bệnh ngoài da eczema.

    • Liều dùng: 3 – 9g (sắc uống) – Dùng ngoài da: lượng vừa đủ.

    • Lưu ý: Người yếu thận, hóa vượng cường dương không uống.

  • Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan