RIỀNG

  1. RIỀNG

  • Tên khoa học: Alpinia officinarum Hance – họ Gừng (Zingiberaceae); Còn gọi là tiểu lương khương – Cao lương khương…

  • Bộ phận dùng: Thân rễ (quen gọi là củ) đã chế biến của cây riềng. Được ghi nhận trong Dược điển của TQ. Quả của cây còn được gọi là Hồng đậu khấu.

  • Mô tả cây: Riềng là một loại thảo, sống lâu năm, mọc thẳng cao 0,8 – 1,5m, thân rễ phát triển ngang, chia thành nhiều khúc không đều, hơi hình trụ, đường kính 1,2 – 2m, màu đỏ nâu, có phủ nhiều vảy. Lá không cuống, có bẹ, phiến lá hình mác dài 20 – 40cm, rộng 1,5 – 2,5cm. Hoa màu trắng, thành chum ở ngọn. Quả hình cầu, có lông, hạt có áo hạt. Mùa hoa quả tháng 5 – 11. Cây riềng mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi ở nước ta lấy củ làm gia vị và thuốc. Trồng bằng các đoạn thân rễ vào mùa xuân.

  • Thu hái và chế biến: Có thể thu hoạch củ riềng quanh năm, nhưng vào thời gian thu đông, thì hơn. Đào những đoạn củ già (ở những cây đã trồng trên 2 năm) rửa sạch, cắt bỏ rễ con, cắt thành những đoạn 5 – 6cm, phơi khô.. Cũng có thể đồ qua bằng hơi nước rồi mới phơi, sấy cho khô để tránh mọt.

  • Công dụng: Theo Đông y, riềng vị cay, tính ấm vào các kinh Tỳ, Vị. Có tác dụng ôn trung (ấm phần giữa bụng giúp tiêu hóa) trừ hàn giảm đau, trừ gió, chống nôn mửa. Chữa các chứng bệnh: đau bụng do lạnh đau bụng dưới, nôn mửa nước trong, đau loét dạ dày – hành tá tràng (trừ khi bị xuất huyết nặng).

    • Liều dùng: 3 – 6g (sắc hay tán bột uống).

    • Lưu ý: Do nhiệt quá thịnh mà buồn nôn không dùng riềng; Quả riềng gọi là Hồng đậu khấu.

    • Cây hồng nếp gọi là Đại cao lương khương, củ to hơn.

  • Một số bài thuốc ứng dụng:

    • Bài số 1: Chữa đau bụng do hàn, đau bụng dưới, nôn mửa nước trogn: Riềng – củ gấu (hương phụ) lượng bằng nhau, tán bột thêm nước gừng, làm thành hoàn. Mỗi lần uống 4 – 5g, ngày uống 2 – 4lần uống với với nước nóng.

    • Bài số 2: Chữa ngực, bụng đau, đau thắt do hàn, cảm lạnh: Cao lương khương 6g; Hậu phác 10g; Đương quy 10g; Quế tâm 4g; Gừng sống 10g. Sắc uống.

    • Bài số 3: Chữa nôn mửa do hư hàn: Cao lương khương 10g; Phục linh 10g; Đảng sâm 10g; Sắc uống.

  • Bảo quản nơi khô ráo.

  • Phụ chú: Can khương – sinh khương và cao lương khương đều có tác dụng trừ hàn, ôn trung (ấm bụng).

    • Can khương ấm tỳ chữa tả thì tốt.

    • Sinh khương ấm bụng chống nôn thì tốt.

    • Cao lương khương ấm bụng chữa đau bụng tiêu chảy, nôn mửa.

  1. RIỀNG NẾP

  • Tên khoa học: Alpiniagalanga (L) Willd – họ Gừng (Zingiberaceae); Còn gọi là Đại cao lương khương – Đại lương khương (TQ).

  • Bộ phận dùng: Thân, rễ (thường gọi là củ) đã chế biến khô của riềng nếp. Quả đã chế biến khô của cây riềng nếp gọi là Hồng Đậu khấu (Fructus Alpiniae Galangae). Như vậy, Hồng đậu khấu là quả của hai cây Riềng và riềng nếp.

  • Mô tả cây: Cây riềng nếp thuộc thảo, sống lâu năm thân cao 1 – 2m, thân to đường kính 5 – 7mm, lá to dài 30 – 55cm, rộng 7 – 8 cm, thân rễ (củ) cũng to hơn riềng. Hoa hình chùy dài 15 – 30cm, rộng 10cm, nhiều hoa, hoa trắng có vạch màu hồng. Quả mọng hình cầu hay hình trứng, dài 12mm, rộng 8mm, mầu đỏ nâu, chữa 3 – 5hạt, hạt có 3 cạnh, đường kinh 5mm. Hoa tháng 6 – 7. Quả tháng 9 – 10. Cây riềng nếp mọc hoang và trồng ở nhiều nơi ở nước ta làm gia vị và làm thuốc.

  • Thu hái và chế biến: Củ (thân rễ) và quả đều thu hoạch cào cuối thu và đông. Rễ củ đào rửa sạch, cắt bỏ phần rễ con, phơi sấy khô. Quả thu hoạch phơi khô (ở nhiệt độ thấp).

  • Công dụng: Củ: theo Đông y, riềng nếp tính vị công dụng như riềng nhưng yếu hơn, không đậm bằng. Được dùng thay thế riềng. Có tác dụng tán hàn, trừ thấp, giải độc, do rượu (chữa say rượu) giúp tiêu hóa chống nôn mửa, đầy bụng.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan