PHÒNG PHONG

  • Tên khoa học: Ledebouriella seseloides Wolf (Siler divaricatum Benth et Hook., họ Hoa Tán (Apiaceae) còn có tên khác là Phòng phong Bắc

  • Bộ phận dùng: Rễ cây phòng phong (Radix Ledebouriellae seseloidis) phơi khô. Đã được ghi vào Dược điển Vn và TQ.

  • Mô tả: Cây phòng phong là một cây sống lâu năm, cao độ 1m rễ to, ở đâu rễ có nhiều xơ. Lá kép 2, 3 lần lông chim, xẻ sâu, không có lông. Hoa tự hình tán kép, mỗi tán có 5 – 7 nhánh, hoa nhỏ màu trắng. Hiện nay chưa phát hiện thấy cây phòng phong ở nước ta.

  • Thu hái và chế biến: Thu hái vào hai mùa Xuân – Thu (mùa xuân thì tốt hơn). Đào lấy rễ những cây đã mọc 2 năm, bỏ phần trên cổ rễ, cắt bỏ rễ con, rửa sạch đất cát, phơi khô đến 8 phần 10, bó thành bó nhỏ, lại phơi cho thật khô, bó thành bó nhỏ lại phơi cho thật khô. Loại phòng phong rễ dài, to chắc, da mịn, không có lông ở đầu, bẻ ngang thấy vòng ngoài màu xám, lõi màu vàng nhạt là tốt. Loại phòng phong da thô, có lông ở đầu, có chồi cứng là kém. Cần phân biệt:

    • Xuyên phòng phong: Ligusticum brachylobum Franch cùng họ, rễ nhỏ hơn và cứng chắc hơn.

    • Vân phòng phong: Seseli delavayi Franch, cùng họ, còn gọi là Trúc diệp phòng phong, rễ nhỏ dàu, cứng chắc hơn. Hai loại phòng phong này chất lượng kém hơn.

    • Ở nước ta có nơi dùng cây Ô rô nước, họ Ô rô gọi là Phòng phong nam, rễ rỗng xốp. Cây phong phong nam khác: Co phạch (Thái); Cây phòng phong thảo còn gọi là Thổ hoặc hương. Đều dùng để chữa cúm, cảm mạo.

  • Công dụng: Theo Đông y, phòng phong vị cay, ngọt, tính ấm, vào 2 kinh Can và Bàng quang. Có tác dụng trừ lạnh làm ra mồ hôi (phát biểu), chữa cảm mạo, tê thấp (khu phong thẳng thấp). Dùng cho các chứng bệnh cảm lạnh, nhức đầu hoa mắt, đau khắp mình mẩy, tê thấp, co quắp chân tay. Theo Tây y, phòng phong có tác dụng làm ra mồ hôi, giảm đau, chống viêm hạ sốt, chống co giật.

    • Liều dùng: 5 – 10g, sắc uống. Lưu ý: Người thuộc chứng âm hư, hỏa vượng không có phong tà, không được dùng.

  • Một số bài thuốc ứng dụng:

    • Bài số 1: Chữa mọi chứng đau tê thấp:

Phòng phong

6g

Xích phục linh

4g

Tán giao

4g

Khương hoạt

4g

Cam thảo

4g

Đại táo

6g

Đương quy

6g

Hạnh nhân

4g

Cát căn

3g

Quan quế

3g

Sinh khương

3g

Hoàng cầm

4g

Ma hoàng

2g

 

 

Sắc uống còn lúc ấm, thêm ít rượu.

    • Bài số 2: Chữa cảm mạo, do gió lạnh, đau mình, nhức đầu, ho: Phòng phong 9g; Hạnh nhân 9g; Thông bạch (hành ta) 9g; Gừng sống 3 lát. Sắc uống.

    • Bài số 3: Chữa chứng phong hàn thấp sinh đau nhức xương: Phòng phong 9g; Tần giao 9g; Quế chi 9g; Kê huyết đằng 9g. Sắc uống.

  • Bảo quản nơi khô mát, tránh sâu mọt.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan