PHÒNG KỶ

  • Tên khoa hoc: Stephania tetrandra S Mavre, họ TIết dê (mentspermaceae); còn gọi là Phòng kỷ Bắc – Phấn phòng kỷ.

  • Bộ phận dùng: Rễ củ cây phòng kỷ (Radix Strephaniate tetrandrae) phơi khô. Đã được ghi nhận trong Dược điển VN và TQ.

  • Mô tả: Cây phòng kỷ là một dây leo sống lâu năm, rễ củ nằm ngang mặt đất, hình giống con gà đang ấp, rễ phình thành củ, đường kính trên 5cm, mặt ngoài màu tro nhạt hay nâu. Lá mọc so le, hình tim, dài 4 – 6cm, rộng 4,5 – 6cm, đầu lá nhọn, mép nguyên, hai mặt đều có lông ngắn, mềm, mặt trên màu xanh, mặt dưới màu tro, cuống lá dài dính vào phía trong phiến lá, cách mép đáy độ 1cm. Hoa nhỏ mọc thành tán đơn khác gốc, màu xanh nhạt. Mùa hoa tháng 4 – 5. Quả hạch hình cầu hơi sẹt. Mùa quả tháng 5 – 6, khi chín màu đỏ.

  • Thu hái vào chế biến: Thu hái vào mua thu (tháng 9 – 10) . Đào lấy rễ rửa sạch đất cát, phơi khô. Có khi còn bóc vỏ ngoài. Những rễ to đường kính trên 3 cm, thì có thể bổ dọc đôi. Phòng kỷ không mùi, vị đắng. Loại phòng kỷ rễ khô , to, da màu xám cạo bỏ vỏ ngoài thì thấy màu vàng nhạt, thịt thưa thớ, có vân cắt ngang thấy hình bánh xe, có nhiều bột trắng hay vàng nhạt, chăc nặng, không mốc mọt là tốt. Phòng kỷ rễ phải to, đường kính trên 5cm, cắt thành đoạn trên 8cm, để nguyên hay bổ dọc thành đôi. Cũng cần phần biệt với nhiêu floạiPhòng kỷ khác:

    • Trung Quốc dùng Phòng kỷ còn gọi là Hán phòng kỷ là rễ cây Sinomenium acutum Rehs et Wils, họ Tiết dê, chứa các chất alkaloid, sinomenin, disnomenin, acutimin. Cùng công dụng như phòng kỷ trên.

    • Quảng phòng kỷ: là rễ cây Aristolochia westland Hemsl, họ Nam mộc hương (Aristolochiaceae) cũng có tác dụng lợi niệu, dùng chữa phong táo thấp, phù thũng. Cây này tìm thấy Lạng sơn, cao bằng, bắc cạn…

    • Hán trung phong kỷ: là rễ cây Aristolochia heterophylla Hemsl. Cây này tìm thấy ở Phú thọ, ven suối cạn.

    • Mộc phòng kỷ là rễ cây dây xanh – Cocculus trilobus D.C. họ Tiết dê dùng để chữa đau khớp, thủy thũng và bí tiểu.

    • Có nơi dùng rễ cây Gấc họ bầu bí làm phòng kỷ.

  • Công dụng: Theo Đông y, phòng kỷ rất đắng cay, tính lạnh vào kinh Bàng quang, Tỳ Thận. Có tác dụng lợi tiểu, tiêu thoát nước, trừ phong thấp. Dùng chữa các chứng bệnh thủy thũng, cước khí do thấp nhiệt, chân tay có đau, phong thấp đau khớp. Theo Tây y, phòng kỷ có tác dụng giảm huyết áp, giãn mạch vành, lợi niệu, giảm đau, chống dị ứng, dùng chữa tăng huyết áp.

    • Liều dùng: 5 – 10g sắc uống (có thê dùng sống hay phun rượu rồi sao qua).

    • Lưu ý: Người thuộc chứng âm hư mà không thấp nhiệt không được.

  • Một số bài thuốc ứng dụng:

    • Bài số 1: Chữa phong thấp, đau khớp:

Phòng kỷ

8g

Sinh khương

4g

Quế tâm

4g

Ô dầu chế

2g

Nhân sâm

8g

Cam thảo

4g

Phục linh

4g

 

 

Sắc uống.

    • Bài số 2: Chữa thủy thũng, chân tay phù nề, thấp nhiệt, chỉ bí tiểu: Dùng Phòng kỷ 8g; Hoàng kỳ 8g; Qurr chi 4g; Phục linh 4g; Cam thảo 4g. Sắc uống.

  • Bảo quản khô ráo, tránh ẩm ướt và mốc mọt.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan