NÚC NÁC (CÂY)

  • Tên khoa học: Oryxylon indicum (L) Ventenat – họ Núc nác (Bignaniaceae); Còn gọi Hoàng bá nam (vỏ) – Mộc hồ điệp (TQ) (hạt).

  • Bộ phận dùng: Vỏ thân cây đã chế biến khô của cây Núc nác (Cortex Oroxyli) Được ghi nhân trong Dược điển VN; Hạt (quả già , chín) đã được chế biến khô của cây Núc Nác (Semen Oroxyli); được ghi nhận trong Dược điển TQ.

  • Mô tả: Núc nác là một cây nhỡ, cao 5 – 10m, thân thẳng, ít phân nhánh cành, vỏ cây màu xám nhạt, khi lột bên trong màu vàng. Lá to dài, rộng 1 – 2m, xẻ 2 – 3 lần lông chim, lá chét hình trứng nhọn đầu, mép nguyên, dài 8 – 12cm, rộng 4 – 6cm. Hoa hình ống loe có 5 thùy, họp thành 2 môi, 5 nhị. Hoa màu đỏ tím sẫm, mọc thành chùm dài ở ngọn thân. Quả nang, to dài 40 – 100cm, rộng 5 – 8cm, rộng 3 – 5cm, có cánh mỏng bao quanh như cánh bướm. Cây núc nác mọc hoang nhiều nơi khắp nước ta.

  • Thu hái và chế biến:

    • Vỏ: lột quanh năm (mùa hạ thì tốt) phơi khô hay sấy khô.

    • Hạt, mùa thu khi quả chín già, hái xuống, phơi nắng cho nứt ra đập vỡ lấy hạt, lại phơi cho hạt khô.

  • Công dụng:

    • Vỏ: Theo Đông y, vỏ núc nác có vị đắng, tính mát. Có tác dụng thanh can, giải nhiệt, tiêu độc, sát khuẩn, thanh phế. Chữa các chứng bệnh vàng da, viêm họng, khô họng, ho khản tiếng, trẻ em lên sởi, nổi ban, một số bệnh ngoài da. Vỏ còn có tác dụng kháng sinh. Có thể dùng chữa các vết thương phần mềm, sát khuẩn, chống viêm da tốt, giảm phù nề nhanh, liền sạo nhanh.

    • Hạt: có vị đắng, tính bình. Có tác dụng: thanh phế, binhf can giải uất, lý khí, phục hồi tiếng nói. Chữa các chứng bệnh ho viêm họng, khản tiếng, đau vùng gan, vùng bụng, do khí không lưu thông.

    • Liều dùng: 6 – 15g 9sắc uống) hoặc dùng ngoài lượng vừa đủ. Hạt dùng 1 – 2g sắc uống.

    • Lưu ý: Người thể hư hàn, đầy bụng tiêu chảy không dùng.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan