NHỌ NỒI

  • Tên khoa học: Eclipta prostrate l, họ Cúc (Asteraceae); Còn gọi tên khác Cỏ mực, Hạn liên thảo.

  • Bộ phận dùng: Cả cây nhọ nồi bỏ rễ. Được ghi nhận vào Dược điển VN và TQ.

  • Mô tả: Cỏ nhọ nồi mọc thẳng đứng, có thể cao tới 80cm, thân đỏ tím có lông cứng, sờ nháp. Lá mọc đối, có lông ở 2 mặt, phiến lá hình mũi mác nhỏ. Hoa tự hình đầu, màu trắng, mọc ở đầu cành hay kẽ lá. Cây vò ra biến thành màu đen hoặc khi bấm có nước màu đen chảy ra nên có tên gọi là Nhọ nồi. Cỏ nhọ nồi mọc hoang khăp nơi trong nước, nhất là nơi ẩm thấp.

  • Thu hái và chế biến: thu hái vào mùa hè, khi cây lá đang tươi tốt, cắt lấy phần trên mặt đất, loại bỏ tạp chất và lá úa, đem phơi khô. DÙng tươi thì thu hái quanh năm. Cỏ nhọ nồi ít mùi, vị nhạt, hơi mặn. Loại cỏ nhọ nồi khô màu xanh lục, thân dài, lá to, non không lẫn tạp chất là tốt.

  • Công dụng: Theo Đông y, hạn liên thảo vị ngọt chua, tính mát vào 2 kinh Can và Thận. Có tác dụng bổ thận â,,, khỏe gân xương, làm mát máu, cầm máu. Dùng chữa các chứng bệnh can thận âm kém, nôn ra máu, lỵ ra máu, yếu răng, người sớm bị bạc tóc, chảy máu dưới da.

    • Liều dùng: 5 – 10g. Sắc uống. Dùng tươi thì giã lấy nước uống. Dùng ngoài da chữa mụn nhọt sưng tấy, chảy máu, giã đắp lên chỗ đau.

    • Thí nghiệm cho thấy cỏ nhọ nồi có tác dụng giống như vitamin K trong cầm máu, co cưo tử cung giúp cầm máu nhưng cũng có thể gây sảy thai, không gây tăng huyết áp và không giãn mạch.

    • Người tỳ vị hư hàn tiêu chảy phân sống không nên dùng.

  • Một số bài thuốc ứng dụng từ nhọ nồi:

    • Bài số 1: Toa thuốc căn bản Việt Nam, giải độc ,bổ dưỡng cơ thể, điều hòa. Chữa các chứng bệnh người lớn trẻ em 4 mùa cảm mạo, nóng sốt, nhức đầu, ho hen, ăn không tiêu, gan yếu, táo bón, máu kém lưu thông:

Rễ cỏ tranh

8g

Ké đầu ngựa

8g

Lá mơ tam thể

8g

Gừng sống

2g

Rau má

8g

Củ sả

2g

Cỏ nhọ nồi

8g

Vỏ quýt

4g

Cỏ mần trầu

8g

Cam thảo nam

8g

Sắc uống.

    • Bài số 2: Chữa tiểu ra máu:

Cỏ nhọ nồi 30g; Cây mã đề 30g. Cả hai thứ còn tươi rửa sạch, giã, ép lấy nước uống (say máy say sinh tố) chữa cảm sốt nóng, ho, viêm họng.

    • Bài số 3: Chữa phụ nữ chảy máu tử cung: Cỏ nhọ nồi 15g; Lá trắc bá 15g. Sắc uống.

    • Dùng ngoài da: Cỏ nhọ nồi rửa sạch, giã (xay) ép lấy nước (nếu khô thì tán bột) bảo đảm vệ sinh vô trùng: đắp lên vết thương. Thợ nề có thể dùng nhọ nồi tươi xoa xát lên da chân tay tránh bị tác hại của vôi ăn da.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan