MUỒNG TRÂU

  • Tên khoa học: Cassia alata L., họ Vang (Caesalpiniaceae). Tên khác là Cây muồng cánh.

  • Bộ phận dùng là Lá cây muồng trâu dùng tươi hay phơi khô.

  • Mô tả cây: Cây muồng trâu là một cây nhỏ, cao độ 1 – 2m hay hơn. Lá kép rất to, dài tới 40 – 60cm, có 8 – 14 đôi lá chét, mọc đối, lá chét tận cùng dài độ 10cm. Hoa tự mọc thành bông, nhiều hoa ở kẽ lá, bông hoa dài tới 30 – 40cm, cánh hoa màu vàng nâu. Quả loại đầu dẹt, dài 8 – 16cm, rộng 15 – 17mm, có hai rìa suốt dọc quả, trong quả có nhiều hạt nhỏ hình quả trám. Cây muồng trâu mọc hoang và được trồng nhiều nơi, nhất là miền Nam nước ta. Trồng bằng hạt hoặc dâm cành.

  • Thu hái và chế biến: Mùa thu hái quanh năm, hái lá về dùng tươi hoặc phơi khô.

  • Công dụng: Lá muồng trâu: Lá muồng trâu dùng làm thuốc nhuận tràng – có khí dùng cả quả, gỗ của thân.

    • Liều dùng: 4 – 5g, hãm sắc uống. Ngoài ra lá muồng trâu còn dùng để chữa các bệnh ngoài da như hắc lào, bệnh vảy rồng (Tokelau), chữa ghẻ cho súc vật, thường dùng lá tươi xát vào chỗ đau.

    • Lá muồng trâu còn có thể được dùng như một lo thuốc mát gan, những người bị táo bón, bị ngứa (do gan nóng và táo bón kinh niên gây ra): dùng lá muồng tâu 20g đun với khoảng 1 lít nước, uống 1 cốc trước khi đi ngủ. Ngoài ra có thể dùng nước ép lá (nghiền nát, lọc và pha loãng) để súc miệng trị đau cổ họng tốt.

    • Trường hợp có bị nấm ngoài da có thể dùng lá muồng trâu sắc đậm đặc để tắm hoặc đắp trực tiếp lên da; để tăng hiệu quả có thể dùng 10 – 20g cuống lá và quả khô (bỏ hạt), hãm trong khoảng 1 lít nước đun sôi uống vào buổi tối.

  • Không nên sử dụng trong 1 thời gian dài, đặc biệt người có tỳ vị hư hàn.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài viết liên quan